Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh của Trung Quốc có đ−ờng biên giới trên bộ chung với Việt Nam. Hai tỉnh không chỉ là cửa ngõ th−ơng mại trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là cửa ngõ th−ơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Hàng hóa trao đổi trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đều đi qua các cửa khẩu thuộc hai tỉnh này. Bởi vậy, Vân Nam và Quảng Tây đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển mạnh của quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai n−ớc, quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây cũng phát triển nhanh và t−ơng đối ổn định. Tuy nhiên, th−ơng mại hai chiều vẫn ch−a t−ơng xứng với tiềm năng và lợi thế của hai bên do vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Để tăng c−ờng hơn nữa quan hệ hợp tác th−ơng mại song ph−ơng trong thời gian tới, chúng ta cần tìm ra các giải pháp nhằm phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Đây chính là lý do Ban chủ nhiệm thực hiện đề tài “Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).
Đề tài đã có những đóng góp nhất định vào việc cung cấp thông tin về tiềm năng và thế mạnh của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong phát triển quan hệ th−ơng mại với Việt Nam; đánh giá thực trạng quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh này, chỉ ra những tồn tại và hạn chế; đề xuất một số giải pháp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động quản lý và kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hợp tác th−ơng mại với hai tỉnh này.
Trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang thực hiện EHP, Trung Quốc điều chỉnh chính sách th−ơng mại theo h−ớng giảm −u đãi biên mậu và xiết chặt các quy định về tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP đối với hàng nông thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, các doanh nghiệp n−ớc ta gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Do vậy, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần sự hỗ trợ của nhà n−ớc để hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang hai tỉnh tăng tr−ởng nhanh, ổn định và thu đ−ợc hiệu quả kinh tế cao.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin có các kiến nghị sau:
- Đối với Nhà n−ớc: (1) Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; (2) Phát triển kết cấu hạ tầng th−ơng mại gắn với tiến trình hợp tác “hai hành lang và một vành đai
kinh tế”; (3) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu t− và mở văn phòng đại diện, phòng tr−ng bày và giới thiệu sản phẩm tại Vân Nam và Quảng Tây.
- Đối với Bộ Th−ơng mại, BNN&PTNN và Bộ Thủy sản: (1) Đàm phán với phía Trung Quốc để thống nhất Hiệp định chung về kiểm dịch đối với động thực vật; (2) Chủ động theo dõi những thay đổi trong chính sách th−ơng mại của Trung Quốc, đặc biệt đối với nhập khẩu hàng nông thủy sản từ Việt Nam để chuẩn bị cho những thay đổi và giúp cho doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi này
- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu với thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây: (1) Chuyển nhanh sang hoạt động buôn bán chính ngạch những hàng hoá có nguồn cung lớn, ổn định và đạt tiêu chuẩn chất l−ợng, VSATTP; (2) Tạo ra cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với hai tỉnh; (3) Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
Chúng tôi hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của Đề tài phần nào giúp cho công tác hoạch định chính sách phát triển thị tr−ờng xuất khẩu, phát triển quan hệ th−ơng mại của Việt Nam với hai tỉnh biên giới Trung Quốc. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, Ban chủ nhiệm đề tài rất mong nhận đ−ợc những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài.
Ban chủ nhiệm đề tài xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Th−ơng mại; Các vụ trực thuộc Bộ Th−ơng mại: Vụ Kế hoạch và Đầu t−, Vụ Châu á - Thái Bình D−ơng, Vụ Th−ơng mại Miền núi và Mậu dịch Biên giới, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách Th−ơng mại Đa biên; Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; Ban Kinh tế, Th−ơng vụ Trung Quốc tại Việt Nam; Các cộng tác viên và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành báo cáo khoa học này.