Th−ơng mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 50 - 52)

Gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Vân Nam là hoạt động th−ơng mại dịch vụ. Th−ơng mại hàng hoá phát triển khá nhanh trong thời gian vừa qua, nh−ng th−ơng mại dịch vụ lại phát triển t−ơng đối chậm, ch−a t−ơng xứng với vai trò hỗ trợ cho hoạt động trao đổi hàng hoá. Có thể trong thời gian tới, th−ơng mại dịch vụ sẽ có tốc độ tăng tr−ởng cao vì kể từ 7/2004 việc xây dựng Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã đ−ợc triển khai. Th−ơng mại dịch vụ giữa Việt Nam và Vân Nam chủ yếu gồm các loại: dịch vụ vận tải, kho ngoại quan, cảng biển, du lịch và dịch vụ ngân hàng.

Về dịch vụ vận tải: 70% l−ợng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và Vân Nam đ−ợc vận chuyển bằng đ−ờng sắt, chỉ có 30% đ−ợc vận chuyển bằng đ−ờng bộ. Năm 2004 tổng khối l−ợng hàng hoá qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là 1,37 triệu tấn. Tuyến đ−ờng sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã đ−ợc Vân Nam sử dụng để

vận chuyển hàng quá cảnh của tỉnh qua cảng Hải Phòng. Khối l−ợng hàng quá cảnh của Vân Nam qua cảng Hải Phòng tăng lên hàng năm: năm 2001 là 70.000 tấn, năm 2004 là 185.000 tấn. Nhu cầu vận chuyển hàng quá cảnh của Vân Nam qua cảng Hải Phòng Việt Nam tới các n−ớc ASEAN là rất lớn, nh−ng năng lực vận chuyển của đoạn đ−ờng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng còn hạn chế. Phía Vân Nam cho biết, họ đang nâng cấp đ−ờng sắt Côn Minh - Hà Khẩu đạt tiêu chuẩn 1,4 m, khối l−ợng vận chuyển đạt khoảng 8-10 triệu tấn vào năm 2010. Nh− vậy, chúng ta không nâng cấp đ−ờng sắt thì không thể đáp ứng đ−ợc nhu cầu vận chuyển hàng quá cảnh của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Trung Quốc. Nhìn chung, hiện tại dịch vụ vận chuyển và kho bãi ch−a tốt.

Đoạn đ−ờng sắt ở phía Việt Nam cần đ−ợc đầu t− cải tạo và nâng cấp thêm trong thời gian tới. Sự lạc hậu của đ−ờng sắt là nguyên nhân cơ bản làm cho dịch vụ vận tải giữa Việt Nam và Vân Nam phát triển chậm (mặc dù giá c−ớc vận chuyển đã đ−ợc điều chỉnh t−ơng đối hợp lý).

Về kho ngoại quan: Kho ngoại quan có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hoá và vận chuyển hàng quá cảnh giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam. Thời gian qua, một khối l−ợng hàng hoá quá lớn của tỉnh Vân Nam đ−ợc vận chuyển quá cảnh qua cảng Hải Phòng đã đ−ợc l−u giữ trong kho (67%) để đảm bảo chất l−ợng hàng hoá và phù hợp với thời gian giao nhận hàng, thời gian vận chuyển.

Về cảng biển: Hàng xuất khẩu của tỉnh Vân Nam sang một số n−ớc ASEAN chủ yếu đ−ợc vận chuyển qua tuyến đ−ờng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Nh− vậy, hàng quá cảnh của Vân Nam qua Việt Nam đều qua cảng Hải Phòng. Năm 2003, cảng Hải Phòng đã tiếp nhận 150.000 tấn hàng của Vân Nam, năm 2004 đã tăng lên 185.000 tấn. Thành phố Hải Phòng b−ớc đầu đã khai thác đ−ợc các dịch vụ cảng biển trong việc vận chuyển hàng quá cảnh cho Vân Nam.

Về du lịch: Vân Nam là một trong 4 tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc. Sân bay hiện đại của Côn Minh đã trở thành trạm trung chuyển thuận lợi cho các tuyến du lịch trong và ngoài n−ớc. Đ−ờng bộ và đ−ờng thủy dọc theo sông Li Giang đã trở thành tuyến du lịch hấp dẫn. Nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế đã đ−ợc xây dựng. Riêng năm 2004, Vân Nam đã đón 52,7 triệu l−ợt du khách, trong đó có trên 2 triệu l−ợt khách quốc tế. Thỏa thuận hàng không dân dụng về các chuyến bay từ Côn Minh tới Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho phát triển du lịch không chỉ của Vân Nam với Việt Nam, mà của Trung Quốc với Việt Nam. Chính quyền Vân Nam đã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông qua ch−ơng trình hiện đại hóa đ−ờng sắt nối

Vân Nam với Việt Nam, qua Lào Cai tới Thái Lan. Do đó, tạo thuận lợi cho hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Vân Nam ngày càng phát triển. Những năm gần đây, Vân Nam là một trong những địa chỉ du lịch đang thu hút đ−ợc sự quan tâm của du khách Việt Nam. Năm 2004, 34.000 l−ợt khách Việt Nam đã tới Vân Nam và qua Vân Nam để đến các tỉnh và thành phố khác ở Trung Quốc. Cũng trong năm này, Việt Nam đã đón 197.000 l−ợt du khách Vân Nam và du khách Trung Quốc tới Việt Nam qua đ−ờng Vân Nam.

Về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng: Sự phát triển nhanh của th−ơng mại đã đòi hỏi các dịch vụ th−ơng mại phải phát triển để thực hiện vai trò hỗ trợ. Cùng với sự phát triển của dịch vụ du lịch, vận tải, dịch vụ ngân hàng đang đ−ợc hai bên quan tâm. Các ngân hàng của hai bên tiến hành hợp tác để giúp cho doanh nghiệp thanh toán hợp đồng thuận tiện và bảo đảm đ−ợc quyền lợi của mình. Việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu t− Phát triển Chi nhánh Lào Cai hợp tác với Ngân hàng Ngoại th−ơng, Công th−ơng, Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện thanh toán quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ đã dần dần quy phạm hóa việc thanh toán trong giao dịch của doanh nghiệp hai bên, hạn chế đ−ợc nhiều rủi ro và thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Tới thời điểm này, dịch vụ ngân hàng và tiền tệ vẫn còn kém, ch−a đóng đ−ợc vai trò hỗ trợ hoạt động th−ơng mại giữa hai bên phát triển.

Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ th−ơng mại, dịch vụ đào tạo giữa Lào Cai và Vân Nam đã có những b−ớc đi đầu tiên. Hợp tác liên kết đào tạo giữa tr−ờng Đại học Vân Nam, Học viện Hồng Hà đào tạo cho sinh viên Lào Cai và sinh viên một số tỉnh, thành phố trong n−ớc. Đ−ợc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tài trợ, tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Học viện Hồng Hà thành lập trung tâm đào tạo hán ngữ tại Lào Cai (khai tr−ơng 15/10/2005)9.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 50 - 52)