Với −u thế về vị trí địa lý, Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây đ−ợc coi là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Trao đổi th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh này không thuần túy là trao đổi th−ơng mại giữa hai bên mà bao hàm cả trao đổi th−ơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Cụ thể, một khối l−ợng hàng hoá đáng kể buôn bán giữa Trung Quốc với Lào và Campuchia đ−ợc vận chuyển qua Việt
Nam. Nh− vậy, th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh càng phát triển thì sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành ACFTA và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Khi ACFTA đ−ợc hình thành, trao đổi th−ơng mại không chỉ đ−ợc tăng c−ờng giữa các n−ớc ASEAN và Trung Quốc với nhau mà còn với các khu vực khác trên thế giới. Vì Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc hình thành không những mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cho các n−ớc tham gia mà còn mang lại cả lợi ích cho các n−ớc và khu vực khác trên thế giới khi tiến hành trao đổi th−ơng mại với ACFTA. Do đó, có thể nói rằng phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Phát triển quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây chẳng những góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai n−ớc, mà còn thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tăng c−ờng trao đổi th−ơng mại, hợp tác đầu t− và du lịch giữa hai bên không chỉ là trao đổi th−ơng mại, hợp tác đầu t− và du lịch giữa doanh nghiệp của Việt Nam với doanh nghiệp của hai tỉnh hay của Trung Quốc mà gồm cả doanh nghiệp n−ớc ngoài có mặt ở Việt Nam và hai tỉnh này. Hơn nữa, th−ơng mại giữa hai bên góp phần đáng kể vào việc hình thành ACFTA.
Quảng Tây nằm ở vị trí trung tâm của ACFTA, còn Vân Nam là phần lãnh thổ duy nhất của Trung Quốc tham gia vào hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS). Do đó, quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.