16
ASEAN-6 để chỉ Bruney, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore và Thái Lan. 17
Nhóm 3: Trung Quốc và ASEAN-6 áp dụng đối với tất cả mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 5%; Các n−ớc thành viên ASEAN-4 áp dụng đối với tất cả các mặt hàng có thuế suất MFN nhỏ hơn 15%.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia thành viên tham gia Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Hai n−ớc đều tham gia vào ACFTA và thực hiện EHP. Mục đích của EHP là nhằm thúc đẩy hơn nữa tự do hóa th−ơng mại đối với một số mặt hàng nông sản. Danh mục EH gồm 584 mặt hàng nông thủy sản nằm trong Ch−ơng 1 đến Ch−ơng 8 biểu thuế nhập khẩu, gồm: (1) Động vật sống; (2) Thịt và nội tạng động vật; (3) Cá; (4) Sữa và các sản phẩm từ sữa; (5) Các sản phẩm khác từ động vật; (6) Cây sống; (7) Rau ăn đ−ợc; (8) Quả và hạt ăn đ−ợc18. Ngoài ra, còn một số sản phẩm trong lĩnh vực khác đã đ−ợc Trung Quốc và từng n−ớc ASEAN thỏa thuận. Nhìn chung, việc thực hiện EHP tạo thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam vào thị tr−ờng Trung Quốc.
Thuế suất cuối cùng và thời gian thực hiện Ch−ơng trình thu hoạch sớm: Ch−ơng trình thu hoạch sớm sẽ đ−ợc thực hiện không muộn hơn ngày 1/1/2004 (xem Phụ lục 1). ASEAN-6 và Trung Quốc sẽ phải cắt giảm thuế xuống 0% trong thời hạn 3 năm từ 2004 - 2006. Các n−ớc ASEAN-4: Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế trong thời gian 5 năm từ 2004 đến 2008; Lào và Mianma thực hiện cắt giảm thuế từ 2005 đến 2009 và đối với Campuchia, sẽ cắt giảm thuế từ 2005 đến 2010. Lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ bắt đầu từ 2004. Trong số 584 mặt hàng thuộc EHP diện cắt giảm thuế, 360 mặt hàng sẽ thực hiện cắt giảm ngay trong năm 2005. Những mức thuế cao hơn 15% sẽ giảm dần xuống 10% vào năm 2004, giảm xuống 5% vào năm 2005 và đến năm 2006 là 0%.
Cho tới nay, quá trình đàm phán cụ thể hóa danh mục EH đã đem lại kết quả nh− sau: từ 1/1/2004, Trung Quốc cắt giảm dần thuế đối với 536 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% tr−ớc 1/1/2006. Ng−ợc lại, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế đối với 484 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc xuống bằng 0% tr−ớc 1/1/2008. Riêng năm 2004, Trung Quốc đã cắt giảm thuế đối với 473 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận là có 26 mặt hàng loại trừ (cả hai phía sẽ đ−a ra khỏi danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế), trong đó có các mặt hàng “nhạy cảm” nh− trứng, thịt, gia cầm, quả họ có múi,v.v... . Năm 2004, hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc chịu thuế suất 5-10%, năm 2005 thuế nhập khẩu chỉ còn là 0-5% và từ 2006, thuế nhập khẩu là 0%. Đây là cơ hội cực kỳ thuận lợi cho hàng nông thủy sản nguyên liệu của Việt Nam xâm nhập thị tr−ờng rộng lớn của Trung Quốc kể từ năm 2004.
18
Lộ trình cắt giảm thuế theo EHP đối với nhiều loại hàng nông thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc tiếp tục đ−ợc thực hiện trong năm 2005 và thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống 0% vào năm 2006, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng của các n−ớc ASEAN-4 đối với hàng của các n−ớc ASEAN-6 (trừ hàng rau quả của Thái Lan). Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuế quan ACFTA, tới đây Trung Quốc và các n−ớc ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế quan đối với danh mục hàng hoá thông th−ờng (từ Ch−ơng 9-24). Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể tận dụng đ−ợc những −u đãi do EHP và ACFTA đem lại trong xuất khẩu sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây khi hàng hoá của Việt Nam có sức cạnh tranh so với hàng của Trung Quốc và của các n−ớc ASEAN khác.
Các mặt hàng trong EHP là hàng nông thủy sản thô - những hàng hóa mà ta có nhiều lợi thế, trong khi thị tr−ờng Trung Quốc có sức tiêu thụ lớn. Sự thuận lợi về yếu tố địa lý là một lợi thế rất lớn trong việc vận chuyển và tiêu thụ nhóm hàng nông thủy sản, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta lợi thế hơn các n−ớc ASEAN khác (trừ Thái Lan) khi xuất khẩu vào Trung Quốc. Đến năm 2006, hầu hết các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc đều có thuế suất là 0% theo lộ trình cam kết.
Tham gia vào ACFTA và EHP mang lại những lợi ích cho cả Việt Nam và Trung Quốc, vì phải loại bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan, phi quan thuế đối với th−ơng mại hàng hoá và tiến tới tự do hóa th−ơng mại trong các ngành dịch vụ, đồng thời mở cửa cho hoạt động đầu t− xuyên quốc gia. Việc xóa bỏ hàng rào th−ơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ làm giảm các chi phí trong th−ơng mại giữa hai n−ớc, nhờ đó thúc đẩy phát triển th−ơng mại song ph−ơng. Do đó, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành đối tác th−ơng mại quan trọng của Việt Nam.
Tham gia vào EHP, từ đầu năm 2004 đến nay, Việt Nam đã giảm thuế đối với hơn 400 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng giảm thuế đối với trên 500 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Đây thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp của ta đẩy mạnh xuất khẩu vào thị tr−ờng Trung Quốc nói chung, thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng. Hơn nữa, theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam, miền Tây Nam Trung Quốc (có hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây) là nơi kinh tế đang phát triển, nhu cầu mua sắm cao và không khó tính. So với các khu vực thị tr−ờng có tính cạnh tranh cao nh− Bắc Kinh và Th−ợng Hải, thị tr−ờng miền Tây Nam phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam hơn cả. Vân Nam và Quảng Tây là thị tr−ờng lớn với 91,13 triệu dân, là cửa ngõ trên bộ kết nối giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung, với các
khu vực thị tr−ờng nội địa khác của Trung Quốc nói riêng, thị hiếu ng−ời tiêu dùng t−ơng đối gần gũi với ta.
Một nghiên cứu của Ban Th− ký ASEAN cho thấy, khi ACFTA hoàn thành, xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc có thể tăng 55%, khu mậu dịch này cũng sẽ thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế của cả ASEAN và Trung Quốc. Bằng việc tạo ra một thị tr−ờng rộng lớn và dồi dào nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất, Khu vực mậu dịch tự do này sẽ mang lại cơ hội lớn cho các n−ớc thành viên. Việc dỡ bỏ các hàng rào th−ơng mại sẽ làm giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế, tăng nhanh nguồn th−ơng mại, đầu t− và dịch vụ giữa các nền kinh tế khu vực. Nh− vậy, ACFTA hình thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của th−ơng mại hàng hoá, dịch vụ và đầu t− giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây nói riêng - hai tỉnh nằm ở trung tâm của ACFTA (Nam Ninh là nơi tổ chức Hội chợ Triển lãm ASEAN - Trung Quốc hàng năm. Khi thực hiện EHP song ph−ơng với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đ−ợc xuất khẩu chính ngạch, điều kiện thanh toán cũng dễ dàng hơn. Tuy chúng ta cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nh−ng hàng Việt Nam không bị cạnh tranh nhiều trên thị tr−ờng nội địa vì chủ yếu cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai n−ớc là hàng bổ trợ lẫn nhau (ta xuất khẩu rau, hoa quả nhiệt đới còn phía bạn là rau hoa quả ôn đới), còn các mặt hàng khác ta nhập cũng không lớn. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông thủy sản sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Nh− vậy, EHP tác động sẽ ít hơn tới thị tr−ờng n−ớc ta, nh−ng lại tạo cơ hội lớn cho hàng nông thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, Trung Quốc nói chung.