Tăng c−ờng công tác chống buôn lậu và gian lận th−ơng mạ

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 110 - 112)

1. Giải pháp về phía Nhà n−ớc:

1.5.Tăng c−ờng công tác chống buôn lậu và gian lận th−ơng mạ

Để phát triển đ−ợc sản xuất trong n−ớc và làm lành mạnh hóa quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, hai bên cần phải có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận th−ơng mại. Tr−ớc mắt, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau:

- Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ th−ơng mại là cơ quan chủ trì (chủ yếu là Cục Quản lý thị tr−ờng) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: Rà soát, soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại; phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị tr−ờng; phối hợp để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong nội bộ các lực l−ợng chức năng chống buôn lậu; định kỳ hàng quý hoặc đột xuất Bộ Th−ơng mại tổ chức họp các cơ quan phối hợp để cùng nhau kiểm điểm rút kinh nghiệm.

- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục hải quan, khắc phục những bất hợp lý và các kẽ hở trong chính sách thuế đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển.

- Bộ th−ơng mại cần tổ chức tốt hơn công tác quản lý thị tr−ờng, tổ chức thực hiện việc quản lý thị tr−ờng và thông tin qua lại giữa các đơn vị thực hiện; cần xây dựng nhiều kênh thông tin để chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các chi cục đặc biệt là trên tuyến biên giới.

- Nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá, Nhà n−ớc nên có biện pháp xử phạt đối với các doanh nghiệp sản xuất trong n−ớc không áp dụng Qui chế ghi nhãn hàng hoá.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, h−ớng dẫn th−ơng nhân cũng nh− cho toàn dân hiểu và làm theo pháp luật.

- Thực hiện chính sách phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho ng−ời lao động vùng biên. Xóa đói giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các tỉnh biên giới, đặc biệt các xã, các huyện giáp ranh với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

- Chính phủ và chính quyền các địa ph−ơng hai bên cần tăng c−ờng quản lý hàng hoá, áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn hàng giả và kém chất l−ợng tràn vào thị tr−ờng Việt Nam và hai tỉnh biên giới Trung Quốc. Hàng giả chủ yếu từ Vân Nam và Quảng Tây thông qua các cửa khẩu hoặc bằng đ−ờng tiểu ngạch vận chuyển vào Việt Nam. Hàng giả có nhiều loại, từ hàng tiêu dùng, r−ợu đến mũ bảo hiểm, đặc biệt là kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Oliver, Sunsilk. Hiện tại, có hàng ngàn máy Diezel và các loại máy dùng trong nông nghiệp.

- Để hạn chế tối đa việc sử dụng “cửu vạn” và c− dân biên giới vận chuyển hàng nhập lậu, chính quyền địa ph−ơng cần phối hợp tốt với lực l−ợng Bộ đội biên phòng, Công an địa bàn có biện pháp quản lý chặt chẽ c− dân khu vực biên giới, tạo công ăn việc làm cho họ một cách ổn định, có nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống để không tiếp tay cho buôn lậu, đồng thời cũng là lực l−ợng tham gia bảo vệ biên giới lãnh thổ khi cần thiết.

- Có chính sách phù hợp đối với khách du lịch đến những chợ biên giới để tránh việc bị lợi dụng vận chuyển hàng nhập lậu, đặc biệt chú ý đối với tuyến đ−ờng từ chợ Móng Cái - Quảng Ninh, chợ Tân Thanh, Đồng Đăng - Lạng Sơn vào nội địa.

- Đối với hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu: Chính phủ, Bộ Th−ơng mại, Bộ Tài nguyên Môi tr−ờng và UBND các tỉnh biên giới phối hợp xem xét, quy định

chặt chẽ việc chuyển khẩu qua Việt Nam đối với những hàng “rác công nghiệp” để vừa tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp nh−ng phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi tr−ờng.

- Cần sớm có cơ chế chính sách động viên, khích lệ bằng vật chất một cách hợp lệ cho các lực l−ợng chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại thông qua Quỹ chống buôn lậu (vì đã bỏ việc trích th−ởng).

- Nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong n−ớc. Đây là giải pháp cơ bản để giải quyết nạn hàng hoá nhập lậu, trốn thuế, không kiểm soát đ−ợc. Phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong n−ớc sẽ hạn chế nguồn hàng nhập lậu từ n−ớc ngoài với mục đích thu lợi nhuận cao.

- Tăng c−ờng công tác phối hợp với các ngành chức năng trong tổ chức và quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, quy định rõ phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm của từng ngành, từng lực l−ợng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu. Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực l−ợng hải quan và tạo điều kiện về ph−ơng tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới, chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại.

- áp dụng các hình thức xử lý thích hợp đối với các tổ chức và th−ơng nhân có hành vi buôn lậu và gian lận th−ơng mại. Bên cạnh đó cần tuyên truyền giáo dục, động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm cho dân c− các tỉnh biên giới trong việc chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại.

- Phối hợp với các lực l−ợng của phía bạn trong việc chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại qua biên giới. Nếu không có sự phối hợp này thì hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại qua biên giới đ−ờng bộ sẽ không đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 110 - 112)