Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 122 - 124)

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.6. Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây cứ hoạt động đơn lẻ nh− hiện nay thì chỉ dừng ở thị tr−ờng biên giới, khó có thể tiến sâu vào thị tr−ờng nội địa, không những thế còn bị ép cấp, ép giá và xuất khẩu thu đ−ợc hiệu quả thấp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp n−ớc ta cần phải đôỉ mới nhận thức, liên kết, đồng tâm hiệp lực để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực trên thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

Để ACFTA thực sự có ý nghĩa, doanh nghiệp xuất khẩu n−ớc ta cần chủ động đổi mới bắt đầu từ nhận thức về cung cách kinh doanh từ sản xuất theo định h−ớng thị tr−ờng, làm tốt công tác phân loại sản phẩm, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá th−ơng hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ để đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất l−ợng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm.

Một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ của ACFTA để đủ tiêu chuẩn h−ởng các −u đãi của khu vực mậu dịch tự do này. Hiện nay, các phòng cấp giấy phép của Bộ th−ơng mại đang thực hiện việc cấp Form D rộng rãi.

Trong điều kiện các doanh nghiệp kinh doanh với thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây phần lớn là các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc đáp ứng các yêu cầu nh− trên, thậm chí chỉ là tiếp cận các thông tin chính sách mới, xem ra đã là rất khó khăn. Do đó, mối liên kết hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa ph−ơng và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan Nhà n−ớc nh− địa ph−ơng, trung −ơng để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía họ nhằm tìm cách th−ơng thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của n−ớc ta.

Bên cạnh việc đổi mới nhận thức, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ để giành lại sự công bằng trên th−ơng tr−ờng tránh tình trạng bị gánh chịu những rủi ro thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Chúng ta không thể làm ăn đơn lẻ mãi mà phải có cộng đồng, có tập thể mới có thể đứng vững trên thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây, và có thể cạnh tranh đ−ợc với đối thủ chính là Thái Lan trên thị tr−ờng này.

Để có thể liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm (nhóm hàng chủ yếu xuất theo đ−ờng biên mậu và th−ờng bị doanh nghiệp phía bạn ép cấp, ép giá), chúng ta nên thành lập một ủy ban tăng c−ờng cạnh tranh quốc gia và phát huy sức mạnh của các Hiệp hội. Nhiệm vụ chính của ủy ban là liên kết các doanh nghiệp lại thống nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chính sách tổ chức chính quyền, kinh tế của Trung Quốc là nhất quán, chức năng quyền hạn của các hiệp hội, ngành hàng rất mạnh và thống nhất về một đầu mối. Các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung nếu không phải là hàng của các tập đoàn, các tổng công ty lớn quản lý thống nhất về một đầu mối thì sẽ rất khó xuất khẩu sang các thị tr−ờng trên. Việc buôn bán nhỏ lẻ, cạnh tranh lẫn nhau sẽ khiến các doanh nghiệp dễ bị đối ph−ơng ép cấp, ép giá dẫn đến bị thua thiệt.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)