1. Giải pháp về phía Nhà n−ớc:
1.6. Các giải pháp khác
- Chính phủ cần hỗ trợ các tỉnh biên giới với Trung Quốc trong việc xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu: (1) Tài trợ vốn từ nguồn ngân sách; (2) Có các chính sách khuyến khích phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Hầu nh− các khu kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới với Trung Quốc đang thiếu kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, bị đình lại, nên rất cần sự hỗ trợ về vốn từ Chính phủ.
- Tăng c−ờng hợp tác trong việc xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế”. Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc
Bộ là động lực phát triển quan hệ kinh tế - th−ơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng.
- Điều chỉnh cơ chế quản lý hoạt động th−ơng mại với Vân Nam và Quảng Tây theo h−ớng khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Xuất khẩu chính ngạch không những hạn chế đ−ợc rủi ro từ xuất khẩu tiểu ngạch mà còn đ−ợc h−ởng −u đãi về thuế từ việc thực hiện EHP. Các cơ quan chức năng của Chính phủ nên điều chỉnh cơ chế quản lý để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc lấy C/O (có thể xem xét việc chuyển địa điểm cấp C/O); tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc giám định hàng hoá, khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông sản thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP,v.v...); h−ớng dẫn và có biện pháp khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP.
- Công tác quản lý điều hành xuất nhập khẩu cần phải linh hoạt và có đối sách thích hợp, kịp thời với những diễn biến của thị tr−ờng hai tỉnh và thị tr−ờng Trung Quốc, và những thay đổi chính sách của phía bạn. Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính tại cửa khẩu, thống nhất về thu lệ phí tại các cửa khẩu, tạo thuận lợi cho ng−ời và hàng hoá qua cửa khẩu công khai, minh bạch; tạo điều kiện thuận tiện cho xe vận tải hàng hoá, xe công vụ, xe doanh nghiệp qua lại một cách bình th−ờng.
- Việt Nam đang bị động hoàn toàn trong buôn bán biên mậu với Trung Quốc. Do vậy, vấn đề cấp thiết là chúng ta cần phải xây dựng chiến l−ợc phát triển biên mậu. Về hoạt động biên mậu, Trung Quốc có chiến l−ợc rõ ràng, trong khi đó Việt Nam không có chiến l−ợc, nên họ đã phát triển đ−ợc kinh tế của các tỉnh biên giới, thay đổi hoàn toàn bộ mặt biên giới kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.
- Cần có các biện pháp đối phó kịp thời với chính sách “Ưu đãi biên mậu nửa vời” của Chính quyền Quảng Tây, nh−: (1) Tăng c−ờng vai trò của các Sở th−ơng mại các tỉnh biên giới (cho các sở th−ơng mại quyền chủ động trong việc hút hay ngăn cản một loại hàng hoá nào đó của Trung Quốc trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của thị tr−ờng (học chính sách nửa vời của họ). Sở th−ơng mại của 7 tỉnh biên giới cùng phải phối hợp thực hiện; (2) Có thể dành cho doanh nghiệp −u đãi về thuế, th−ởng xuất khẩu nếu doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch đạt tới một mức kim ngạch cụ thể; (3) Sở th−ơng mại của các tỉnh cần phải cho Chính quyền các xã và bà con nông dân biết khía cạnh tiêu cực của chính sách “Ưu đãi biên mậu nửa vời” của Chính quyền Quảng Tây để điều chỉnh sản xuất theo h−ớng hiệu quả nhất trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm; (4) Đầu t− xây dựng các chợ
đầu mối và nhiều kho chứa cho các loại hàng nông sản thực phẩm tại khu vực cửa khẩu; (5) Tổ chức các đầu mối xuất khẩu từng nhóm hàng tại cửa khẩu, là một hình thức liên kết các nhà xuất khẩu lại để tránh bị doanh nghiệp phía bạn ép cấp, ép giá và chịu tổn thất do hàng ùn lên cửa khẩu không xuất đ−ợc phải đổ đi (nh− d−a hấu).
- Tiếp tục nghiên cứu và đàm phán với phía Trung Quốc thống nhất thực hiện kiểm tra hải quan một lần (1 điểm dừng 1 cửa) tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Rà soát và thống nhất lại mã HS đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu để tránh tình trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam bị gây khó dễ khi xuất khẩu do mã HS không thống nhất giữa hai bên. Có biện pháp để sớm chấm dứt việc chuyển tải hàng hoá và triển khai thực hiện việc vận chuyển thẳng hàng hoá vào nội địa của nhau giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây.
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ phát triển th−ơng mại dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gắn với biển nhằm phát triển kinh tế biển của Việt Nam, nh−: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch.