Phát triển th−ơng mại hai bên góp phần hội nhập sâu và khẩn tr−ơng hơn vào nền kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 94 - 98)

vào nền kinh tế thế giới

Quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây không chỉ dừng lại ở trao đổi hàng hoá, dịch vụ và hợp tác đầu t− giữa Việt Nam với hai tỉnh mà còn mở rộng ra giữa hai n−ớc và giữa các n−ớc ASEAN và Trung Quốc. Cụ thể, hàng hoá trao đổi không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam và hai tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu của các tỉnh khác của Trung Quốc và của các n−ớc ASEAN vì các tỉnh phía Tây Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Châu, Tứ Xuyên,v.v...) m−ợn đ−ờng ra biển cho hàng hoá xuất khẩu của họ và nhập khẩu hàng hoá vận chuyển qua Việt Nam để tiết kiệm chi phí. Do đó, quan điểm về phát triển th−ơng mại nh− sau:

- Phát triển quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng và lợi thế góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả kinh tế bền vững.

- Phát triển quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trên cơ sở phát huy −u thế về vị trí địa lý góp phần hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam và hai tỉnh nằm ở trung tâm của ACFTA, giữ vai trò và trị trí là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Nếu phát huy đ−ợc thế mạnh nêu trên, thì quan hệ th−ơng mại giữa hai bên sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa ASEAN và Trung Quốc nói riêng, giữa ASEAN và Trung Quốc với thế giới nói chung khi ACFTA đ−ợc hình thành.

- Trên cơ sở thực hiện các cam kết của n−ớc ta với quốc tế (cam kết trong APEC, ASEAN, ACFTA,v.v...), phát triển quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây góp phần hội nhập sâu và khẩn tr−ơng hơn vào nền kinh tế thế giới.

III. Dự báo quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đến năm 2010

Chính sách th−ơng mại của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng hoàn thiện và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh

Vân Nam và Quảng Tây. Những năm vừa qua, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển mậu dịch biên giới, mở cửa một số thành phố, huyện, thị biên giới, xây dựng khu mậu dịch tự do biên giới,v.v... . Trung Quốc cũng áp dụng chính sách th−ơng mại −u đãi đối với các địa ph−ơng vùng biên giới nh−: trao quyền tự chủ về mậu dịch biên giới và hợp tác kinh tế đối ngoại cho địa ph−ơng; Khuyến khích phát triển gia công, mậu dịch và nông nghiệp; Cho phép thành lập các khu hợp tác kinh tế biên giới; Ưu tiên đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng,v.v... . Phía Việt Nam, Chính phủ n−ớc ta đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động buôn bán với Trung Quốc, cho phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu và không ngừng hoàn thiện việc quản lý buôn bán tiểu ngạch.

Nhiều bạn hàng Vân Nam và Quảng Tây nhận thức rằng, Việt Nam là thị tr−ờng lớn, lại là thành viên của ASEAN, với vị trí địa lý là cửa ngõ của Trung Quốc vào ASEAN, nên vào đ−ợc thị tr−ờng Việt Nam là đã vào đ−ợc thị tr−ờng các n−ớc ASEAN. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về máy móc thiết bị, vật t− nguyên liệu và hàng tiêu dùng ngày càng tăng. Thêm vào đó, tại Việt Nam tình hình an ninh tốt, có nhiều cơ hội và không gian phát triển, vì vậy các doanh nghiệp hai tỉnh rất muốn đẩy mạnh hoạt động trao đổi th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ với Việt Nam, muốn vào n−ớc ta đầu t− hợp tác sản xuất, kinh doanh mở rộng ngành nghề,v.v... . Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng −u thế này để tăng c−ờng quan hệ hợp tác kinh tế th−ơng mại với hai tỉnh nói riêng, Trung Quốc nói chung thì quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây sẽ phát triển mạnh trong những năm tới.

Vân Nam và Quảng Tây là khu vực thị tr−ờng tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Thị tr−ờng này có nhu cầu nhập khẩu lớn và không đòi hỏi quá cao về tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP nh− các đô thị và khu vực phát triển khác của Trung Quốc. Hơn nữa, hai tỉnh lại quá gần với Việt Nam nên chi phí vận chuyển thấp, là yếu tố quan trọng thúc đẩy trao đổi th−ơng mại. Đây là khu vực miền núi và biên giới của Trung Quốc nên có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với hàng nguyên liệu, nông thủy sản và quả nhiệt đới từ Việt Nam. Hai tỉnh đang thực hiện CNH, HĐH và đang trên đà phát triển kinh tế nên trong những năm tới sẽ nhập khẩu một khối l−ợng hàng hoá lớn từ Việt Nam.

1. Th−ơng mại hàng hoá

Từ năm 2006, cơ hội sẽ mở ra rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây khi hầu hết các mặt hàng sẽ đ−ợc giảm

thuế xuống 0% (do thực hiện EHP). Việc vận chuyển hàng hóa, nhất là vận chuyển lên các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc thuận tiện hơn nhờ hai tuyến đ−ờng cao tốc Lạng Sơn - Bằng T−ờng - Nam Ninh và Lào Cai - Côn Minh cơ bản đã hoàn thành. Vấn đề còn lại là sự chuẩn bị của Việt Nam, từ phía các doanh nghiệp là cách thức bán hàng, xây dựng hệ thống phân phối, phát triển chế biến, nâng cao chất l−ợng; từ phía các cơ quan quản lý phải nhanh chóng thống nhất hành lang pháp lý để giải tỏa các rào cản kỹ thuật cho hàng hoá Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt, triển vọng hàng Việt Nam có thể cạnh tranh đ−ợc với đối thủ Thái Lan trên thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị tr−ờng miền Tây, Tây Nam và Trung Quốc nói chung.

Mặc dù có thuận lợi đáng kể, nh−ng chúng ta cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá sang Vân Nam và Quảng Tây. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hai bên, th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây sẽ có các b−ớc phát triển mới trong những năm tới, đặc biệt là khi hình thành ACFTA. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2004 - 2010 có thể tăng 6,78%/năm, đạt 1775,79 triệu USD vào năm 2010.

2. Th−ơng mại dịch vụ

Từ 10/2003 các n−ớc ASEAN-6 và Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện giảm thuế nhập khẩu hàng nông thủy sản để thực hiện EHP và chuẩn bị cho việc hình thành ACFTA vào năm 2010. Do đó, trao đổi hàng hoá giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng rất nhanh và hàng quá cảnh qua Việt Nam cũng sẽ tăng nhanh. Vì vậy, có thể dự báo th−ơng mại dịch vụ giữa Việt Nam với hai tỉnh Việt Nam và Quảng Tây đến năm 2010:

- Th−ơng mại dịch vụ sẽ phát triển nhanh, có tốc độ tăng tr−ởng cao và ổn định. Trong nhóm dịch vụ th−ơng mại, dịch vụ vận tải, kho ngoại quan và cảng biển sẽ phát triển rất nhanh. Dự báo, nhu cầu vận tải của Trung Quốc qua tuyến đ−ờng sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến năm 2010 từ 8-10 triệu tấn/năm. Tỉnh Vân Nam xây dựng đ−ờng cao tốc và nâng cấp đ−ờng sắt đoạn Côn Minh- Hà Khẩu (khoảng cách giữa hai thanh ray lên 1,4 m) để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của tỉnh và các tỉnh miền Tây quá cảnh qua cảng Hải Phòng của Việt Nam. Hàng quá cảnh của tỉnh Vân Nam qua cảng Hải Phòng có thể sẽ lên tới 2-3 triệu tấn vào năm 2010, doanh thu dịch vụ vận tải, kho vận đạt khoảng 100 - 110 triệu USD/năm. Mặt khác, khi Hành lang kinh tế Côn

Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đ−ợc xây dựng xong, hàng quá cảnh của các n−ớc khác trong ASEAN và các địa ph−ơng khác của Trung Quốc cũng sẽ đ−ợc vận chuyển qua tuyến hành lang này.

- Triển vọng về hợp tác du lịch cũng rất khả quan. Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đều có tiềm năng và lợi thế phát triển hợp tác du lịch với Việt Nam. Hai bên sẽ hợp tác mở các tuyến du lịch giữa Trung Quốc với Việt Nam, giữa Trung Quốc với các n−ớc ASEAN thông qua Việt Nam. Dự báo khách du lịch đến Việt Nam từ hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, Trung Quốc nói chung sẽ lên đến trên 1 triệu l−ợt ng−ời vào năm 2010. Khách du lịch Việt Nam tới hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây vào năm 2010 có thể lên tới trên 250.000 ng−ời.

3. Hợp tác đầu t−

Việc hình thành ACFTA sẽ tạo môi tr−ờng thuận lợi cho các n−ớc ASEAN và Trung Quốc thu hút đầu t− n−ớc ngoài và đầu t− lẫn nhau. Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây đều có nguyện vọng là thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, có nhu cầu về đầu t− rất lớn đối với công nghiệp và các ngành khác. Những lĩnh vực mà hai bên có khả năng thu hút đầu t− là: (1) Xây dựng hệ thống giao thông theo hai trục Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; (2) Xây dựng các khu công nghiệp; (3) Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu; (4) Nâng cấp và mở rộng cảng; v.v... .

Việc thực hiện EHP và ACFTA đang mang lại cho Việt Nam cơ hội thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị tr−ờng Trung Quốc (năm 2005, thuế nhập khẩu nhóm hàng này của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 0-5%). Trung Quốc và ASEAN-6 phải hoàn thành tự do hóa th−ơng mại vào 2010, Việt Nam thuộc nhóm ASEAN-4 đến 2015 mới phải hoàn thành. Nh− vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam rất thuận lợi trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN-6. Các nhà đầu t− Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là các nhà đầu t− Vân Nam và Quảng Tây, hai tỉnh giáp biên giới với Việt Nam sẽ không bỏ qua cơ hội thuận lợi này để đầu t− vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Dự báo từ cuối 2005 đến năm 2015, các nhà đầu t− Vân Nam và Quảng Tây sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu t− với Việt Nam trong lĩnh vực chế biến nông thủy sản xuất khẩu.

IV. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)