Những thuận lợi trong phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 29 - 31)

sản xuất và tiêu dùng của tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu cho các tỉnh bạn, cho nên không chỉ nhập khẩu những hàng hoá của các tỉnh biên giới phía Bắc sản xuất ra mà còn có nhu cầu nhập khẩu một khối l−ợng lớn hàng hoá đa dạng về chủng loại có xuất xứ từ các tỉnh và thành phố nằm sâu trong nội địa của Việt Nam (không thuộc khu vực biên giới) (các mặt hàng nh− gạo, cà fê, hạt điều, hạt tiêu, thủy hải sản,v.v... đ−ợc sản xuất chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam). Và ng−ợc lại, các tỉnh biên giới phía Bắc cũng không chỉ nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của mình mà còn đáp ứng nhu cầu của các tỉnh và thành phố khác của n−ớc ta nên hàng nhập khẩu của Việt Nam từ hai tỉnh cũng sẽ đa dạng, phong phú và có nguồn gốc từ nhiều tỉnh và thành phố của Trung Quốc.

IV. Những thuận lợi và khó khăn đặt ra đối với phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

1. Những thuận lợi trong phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

Trong việc phát triển quan hệ th−ơng mại với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, chúng ta có một số thuận lợi sau:

- Quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã và đang đ−ợc sự quan tâm của Lãnh đạo cấp cao Đảng và Chính phủ hai n−ớc. Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đang thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng “hai hành lang và một vành đai kinh tế”- động lực cho phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh.

- Đất đai phì nhiêu và khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển trồng trọt. Trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, nh−: cây công nghiệp (cao su), cây nông nghiệp (cây ăn quả, ngũ cốc các loại, chè, cà fê, hồ

tiêu). Nhiều loại quả của Việt Nam (soài, nhãn, thanh long, vải, dứa,v.v...) rất đ−ợc ng−ời tiêu dùng miền Tây và Tây Nam Trung Quốc −a chuộng. Cao su, gạo, cà phê của ta xuất sang khu vực thị tr−ờng này ngày càng tăng.

- Với nhiều sông ngòi và bờ biển dài, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều n−ớc trên thế giới, Trung Quốc cũng là một trong những thị tr−ờng xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam. Miền Tây và Tây Nam Trung Quốc là khu vực miền núi, biên giới nên họ có nhu cầu về hàng thủy sản rất lớn. Hàng năm, chúng ta xuất khẩu một khối l−ợng đáng kể hàng thủy sản sang khu vực thị tr−ờng này. Hàng thủy sản Việt Nam đ−ợc ng−ời tiêu dùng Vân Nam và Quảng Tây −a chuộng.

- Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và dồi dào. Mỏ than Hòn Gai là mỏ than gầy nổi tiếng trên thế giới, ngoài ra các tỉnh biên giới còn có nguồn tài nguyên phong phú nh− quặng sắt, nhôm, mangan v.v... . Hàng năm, Quảng Tây và Vân Nam nói riêng, Trung Quốc nói chung có nhu cầu nhập khẩu một khối l−ợng lớn dầu thô, than đá, quặng sắt, quặng bôxít alumi v.v... từ Việt Nam. Chúng ta có nguồn nguyên liệu, nh−ng công nghệ khai thác và luyện kim lại kém phát triển, nên chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, hiệu quả kinh tế thu đ−ợc thấp. Trong khi đó, Vân Nam và Quảng Tây lại phát triển mạnh ngành công nghiệp này. Nếu hợp tác trong khai thác, tuyển quặng và luyện kim sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho cả hai bên.

- Việt Nam nhìn ra biển đông với bờ biển dài 3.200 km, có nhiều đảo và quần đảo, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng nên rất thuận lợi cho việc xây dựng những hải cảng lớn, mở rộng giao l−u buôn bán với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là điểm thu hút sự quan tâm của khu vực miền Tây Trung Quốc. Các tỉnh này rất cần đ−ờng ra biển cho hàng hoá xuất nhập khẩu của họ. Hải Phòng và Quảng Ninh đã nằm trong tầm ngắm của các tỉnh này lâu nay. Chính vì vậy mà hiện nay, hai n−ớc Trung Quốc và Việt Nam đang tiến hành xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.

- Việt Nam có tiềm năng để phát triển du lịch với các loại hình đa dạng. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đã đ−ợc quốc tế công nhận và thu hút một l−ợng lớn du khách quốc tế. Vinh Hạ Long đ−ợc mệnh danh là “Quế Lâm trên biển” là di sản tự nhiên thế giới trong nhiều năm qua. Đây cũng là điểm hẹn đầu tiên của du khách Vân Nam nói riêng, cũng nh− du khách Trung Quốc nói chung. Trong những năm gần đây, l−ợng du khách Trung Quốc đến Quảng Ninh

bình quân đạt 300.000 - 500.000 l−ợt khách/năm, trong đó có nhiều khách từ Vân Nam qua Quảng Tây để đến Việt Nam. Hàng năm, 40-65% khách du lịch tới Việt Nam là du khách Trung Quốc. Với hệ thống giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng sắt nối với Trung Quốc đang đ−ợc nâng cấp, cùng với việc cải cách thủ tục hành chính tại các cửa khẩu Việt - Trung làm cho ng−ời và hàng hoá đ−ợc thông quan nhanh, hợp tác du lịch giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây rất có triển vọng phát triển.

- Kể từ 12/9/2004, phía Việt Nam đã cho phép công dân Trung Quốc có giấy thông hành du lịch có thể đi du lịch các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi nhằm thu hút hơn nữa du khách Trung Quốc nói chung, du khách Vân Nam và Quảng Tây nói riêng đến các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác triển khai xây dựng hai hành lang và một vành đai kinh tế ngoài những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của hai bên, chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của các ngành dịch vụ - du lịch giữa

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) (Trang 29 - 31)