1. Giải pháp về phía Nhà n−ớc:
1.4. Chú trọng công tác xúc tiến th−ơng mạ
Bộ Th−ơng mại cần phối hợp với Bộ Th−ơng mại của Trung Quốc (Mofcom) trong việc định h−ớng nhu cầu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới thì sẽ khắc phục đ−ợc nh−ợc điểm của buôn bán biên mậu. Đồng thời, Bộ Th−ơng mại của hai n−ớc nên định kỳ liên lạc với nhau để thông báo kịp thời những thay đổi về chính sách th−ơng mại của mỗi bên và cùng nhau giải quyết những tồn tại làm cản trở sự phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Trong buôn bán biên mậu, Trung Quốc th−ờng thay đổi cơ chế quản lý; Vân Nam, Quảng Tây và các cửa khẩu thuộc hai tỉnh này cũng đ−ợc phép vận dụng cơ chế khác nhau. Chính vì vậy, để tránh tình trạng ở vào thế bị động, bị ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng của Chính phủ, nh− Bộ Th−ơng mại, cụ thể là Viện Nghiên cứu Th−ơng mại và Cục Xúc tiến Th−ơng mại cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu thị tr−ờng và chính sách biên mậu của Trung Quốc để tham m−u cho Chính phủ, Bộ Th−ơng mại và ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới cơ chế quản lý, đối sách cần áp dụng; th−ờng xuyên cung cấp kịp thời thông tin về chính sách buôn bán qua biên giới và những thay đổi về chính sách, cơ chế quản lý th−ơng mại và thủ tục hải quan của Trung Quốc nói chung, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng; hệ thống lại chính sách th−ơng mại của Việt Nam và Trung Quốc in bằng hai thứ tiếng cung cấp cho doanh nghiệp để họ không bị động trong kinh doanh.
Cục xúc tiến th−ơng mại, Bộ th−ơng mại và Phòng th−ơng mại & Công nghiệp Việt Nam cần phối hợp tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu thị tr−ờng, tham gia các Hội chợ Quốc tế lớn tổ chức tại Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây, Tây Nam Trung Quốc; đồng thời phối hợp với phía bạn tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm, hội chợ vùng biên, diễn đàn doanh nghiệp tại Hà Nội, Côn Minh, Nam Ninh, đặc biệt tại hai cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu, Bằng T−ờng - Đồng Đăng để cho doanh nghiệp hai bên tham gia. Hai bên cần tổ chức th−ờng xuyên hội chợ, triển lãm,v.v..., đây là cách thông tin trực tiếp, phát huy hiệu quả nhanh. Qua đó, các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị tr−ờng, có cơ hội tốt để quảng bá và bán sản phẩm, tìm đối tác và ký kết hợp đồng.
Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, hiện nay các doanh nghiệp của hai bên vẫn ch−a thật hiểu rõ về nhau, điều này đã hạn chế sự mở rộng hơn nữa của th−ơng mại song ph−ơng. Do đó, cần phải xây dựng diễn đàn hợp tác doanh nghiệp hai bên, làm cầu nối cho hợp tác của họ. Hàng năm luân phiên tổ chức diễn đàn hợp tác doanh nghiệp ở Côn Minh, Nam Ninh, hoặc ở một địa ph−ơng của Việt Nam để cho các doanh nghiệp gặp gỡ, tìm hiểu lẫn nhau và đi đến hợp tác trong th−ơng mại.
Bộ Th−ơng mại cần: (1) Triển khai nhanh và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động buôn bán qua biên giới; (2) Xây dựng Ch−ơng trình hỗ trợ thành lập cửa hàng (trung tâm) giới thiệu và bán sản phẩm tại Côn Minh, Nam Ninh và đ−a bổ sung vào Ch−ơng trình Xúc tiến th−ơng mại trọng điểm quốc gia; (3) Khẩn tr−ơng triển khai lập các chợ đầu mối rau quả xuất khẩu sang Vân Nam và Quảng Tây; (4) Chỉ đạo Cục Xúc tiến Th−ơng mại và Trung tâm thông tin tăng c−ờng hơn nữa công tác thông tin cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu về thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây với vai trò vừa là thị tr−ờng tiêu thụ trực tiếp vừa là thị tr−ờng trung gian.
Chính quyền và ban ngành chức năng các tỉnh biên giới (sở th−ơng mại, du lịch, hải quan, ngân hàng,v.v...) cần chủ động và tăng c−ờng hợp tác với chính quyền và ban ngành chức năng của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây để tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Xúc tiến xuất khẩu đối với một số mặt hàng, nhóm hàng:
- Cao su, Bộ Th−ơng mại nên phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc: (1) Nghiên cứu tìm h−ớng đi cho ngành công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu thành bán thành phẩm nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu đồng thời giảm dần l−ợng xuất khẩu cao su nguyên liệu; (2) Lập kế hoạch tổ chức các đoàn doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cao su đi khảo sát và xúc tiến th−ơng mại thông qua các Tổ chức xúc tiến mậu dịch của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
- Thủy sản, Bộ Thủy sản cần: (1) Phối hợp cùng VASEP phổ biến cho các doanh nghiệp nội dung Thỏa thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu vừa đ−ợc Chính phủ hai n−ớc ký kết tháng 10/2004. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản cần nghiên cứu kỹ, nắm vững các quy định trong thỏa thuận này và tuân thủ; (2) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thành lập các văn phòng đại diện tại thủ phủ của hai tỉnh là Côn Minh và Nam Ninh; (3) Phối hợp với Bộ giao thông vận tải, tỉnh Lào Cai đầu t− hệ thống toa lạnh, xe lạnh và xây dựng hệ thống kho lạnh phục vụ việc vận chuyển và l−u giữ hàng thủy sản của ta sang tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc và từ đó tiếp tục thâm nhập sâu vào các tỉnh khu vực Tây Nam Trung Quốc nh− Tứ Xuyên, Quý Châu,v.v... .
- Gạo, hàng năm Bộ Th−ơng mại đề nghị Sở Th−ơng mại tỉnh Vân Nam và Quảng Tây cung cấp cho Hiệp hội L−ơng thực Việt Nam Danh sách các doanh nghiệp có quyền xuất nhập khẩu l−ơng thực của Trung Quốc tại hai tỉnh này để các doanh nghiệp của ta biết, chủ động tiếp cận. Đồng thời, ta cũng chủ động cung cấp cho họ Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của ta.
Th−ơng l−ợng với Chính phủ Trung Quốc đề nghị cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu gạo cho hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Chi nhánh Th−ơng vụ Việt Nam tại Côn Minh nắm tình hình hạn ngạch nhập khẩu gạo của Vân Nam và Quảng Tây và cần thông báo kịp thời diễn biến nhập khẩu gạo của hai tỉnh này về Vụ Châu á - Thái Bình D−ơng, Bộ Th−ơng mại để có biện pháp nhanh chóng giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tiếp cận. Bộ NN&PTNN cần phối hợp với Hiệp hội L−ơng thực Việt Nam để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo biết nội dung và các quy định về kiểm dịch mặt hàng gạo nhập khẩu từ Việt Nam mà hai Chính phủ ký kết tháng 10/2004.
- Rau quả, trong các cuộc gặp cấp cao giữa hai n−ớc, Chính phủ Việt Nam nên đề nghị Chính phủ Trung Quốc tích cực hỗ trợ, không đặt ra các yêu cầu quá cao về tiêu chuẩn chất l−ợng và kiểm dịch đối với rau quả Việt Nam nhập khẩu qua đ−ờng biên mậu, đồng thời cho phép xe chở rau quả của ta đ−ợc chạy thẳng đến Nam Ninh để giao hàng nh− đối với Côn Minh. Vụ Châu á - Thái Bình D−ơng, Bộ Th−ơng mại nên cung cấp cho Hiệp hội Trái cây Việt Nam và các doanh nghiệp các quy định về kiểm dịch rau quả nhập khẩu của Trung Quốc. Bộ NN&PTNN cần tăng c−ờng thêm nhân lực cho lực l−ợng chức năng về kiểm dịch tại các cửa khẩu trọng điểm xuất khẩu hàng rau quả nh− Lào Cai, Tân Thanh, Hữu Nghị, Móng Cái để giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh, hiệu quả yêu cầu về kiểm dịch, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng tiêu cực, giảm bớt chi phí phát sinh không cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu.