- Những cụm từ diễn tả sự chú ý
2. Những yêu cầu căn bản của một quyển từ điển hay
Đó là những điều căn bản mà một quyển từ điển tốt phải đáp ứng được, tuy nhiên khi lựa chọn mua một quyển từ điển cần chú ý thêm những điểm sau:
2.1. Định nghĩa đơn giản
Những từ điển nào có định nghĩa càng đơn giản nhưng dễ hiểu càng tốt. Trong định nghĩa sau:
ear = the organ of hearing and equilibrium in vertebrates, in mammals consisting of an external ear (...), a middle ear (...), and a liquid-filled inner ear, with sensory nerve endings for hearing and balance. [Random House Webster's Electronic Dictionary]
Khi nghĩa của từ ear (tai) đã quá rõ ràng thì không cần phải định nghĩa một cách phức tạp như vậy, chúng ta có thể tham khảo: Your ears are the two parts of your body, one on each side of your head, with which you hear sounds. [Collins COBUILD English Dictionary]
2.2.Định nghĩa rõ ràng
Một quyển từ điển tiếng Anh hay sẽ hướng dẫn bạn sử dụng từ đó thể nào. Sau đây là 2 định nghĩa của từ get off mà bạn có thể tham khảo:
to get off = to get out of a vehicle [Longman Dictionary of Phrasal Verbs]
Định nghĩa này đúng nhưng nó quá chung chung. Nó không diễn giải được cụ thể là bạn có thể rời khỏi một phương tiện giao thông cụ thể nào đó (train, bus, car..) thay vì là vehicle.
Còn định nghĩa:
If you get off a bus, train, etc, you leave it. [Collins COBUILD dictionary] bạn có thể hiểu nghĩa của từ get off một cách đơn giản và rõ ràng.
2.3. Có cả từ Anh-Anh và Anh-Mỹ
Ngày nay cả tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ đều được sử dụng rộng rãi, tưởng chừng như là giống nhau nhưng chúng lại khác nhau nhiều về chính tả, cách phiên âm, cách dùng từ. Vì vậy quyển từ điển có đầy đủ hai cách dùng này sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ khi gặp tình huống như trên.
2.4. Đầy đủ cụm động từ và các thành ngữ.
Hiện nay có nhiều từ điển chuyên về phần cụm động từ hay thành ngữ, thế nhưng quyển từ điển của bạn cũng cần có những cụm động từ và các thành ngữ cơ bản.
Ví dụ:
run into = meet. I ran into my teacher at the movies last night. (Tôi tình cờ gặp cô giáo của tôi tại buổi chiếu phim tối qua)
2.5. Có hình ảnh minh họa
Có một số từ đặc biệt là danh từ rất khó để định nghĩa nhưng lại có thể được hiểu dễ dàng qua hình ảnh. Ví dụ như định nghĩa của từ Umbrella:
umbrella = an arrangement of cloth over a folded frame with a handle, used for keeping rain off the head [Longman Dictionary of English Language and Culture]
Khi đọc định nghĩa bạn khó có thể hình dung nhưng từ đó sẽ trở nên rõ nghĩa hơn bằng hình ảnh
Trình tự một giờ dạy ngữ pháp
Nếu như trong những bài viết trước, Global Education đã cùng các bạn cân đo đong đếm những điểm mạnh – yếu của cả 2 phương pháp dạy: diễn dịch và qui nạp thì ngày hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một mô hình thử nghiệm sử dụng phương pháp dạy học qui nạp trong giảng dạy ngữ pháp.
Nhìn chung, lớp dạy ngữ pháp có thể được tiến hành theo hướng sau:
Bước 1: Bắt đầu với các bài tập, trò chơi, nghe, v.v. nhằm giới thiệu chủ điểm ngữ pháp.
Ví dụ: Trong giờ dạy Câu điều kiện (loại 1), bạn có thể mở đầu bằng trò chơi “Nếu” – “Thì” (học viên cầm những mẩu giấy khác nhau có chứa những mệnh đề Nếu hoặc Thì; nhiệm vụ là phải ghép các mệnh đề đó sao cho tạo thành những câu Nếu –Thì có ý nghĩa).
Bước 2: Đưa ra các câu hỏi cho học viên nhằm giúp họ nhận diện chủ điểm ngữ pháp sẽ được học trong buổi học ngày hôm đó.
Bạn đưa ra các câu hỏi tư duy, chẳng hạn như yêu cầu học viên tìm ra điểm chung giữa những câu, mệnh đề mà họ vừa sử dụng trong trò chơi, yêu cầu học viên dịch sang tiếng Việt để hiểu được nghĩa cơ bản của những câu, mệnh đề đó, từ đó rút ra chủ điểm ngữ pháp của buổi học.
Bước 3: Tiếp tục giờ dạy bằng một bài tập khác trọng tâm hơn vào chủ điểm ngữ pháp đó.
Đây có thể là một bài tập đọc với các câu hỏi và trả lời sử dụng cấu trúc đang được dạy. Ví dụ một bài đọc hiểu ngắn kèm câu hỏi ở cuối bài do bạn tự thiết kế với tần suất xuất hiện cao của câu điều kiện loại 1
Bước 4: Kiểm tra bài làm của học viên, yêu cầu học viên giải thích vì sao lại dùng cấu trúc đó trong câu trả lời của mình.
Ở bước này học viên sẽ phải tư duy để giải thích cho cách sử dụng chủ điểm ngữ pháp của mình, từ đó hiểu và nhớ dần được cách dùng và cấu trúc của câu điều kiện loại 1.
Khi đó bạn có thể giới thiệu, đồng thời kết hợp giải thích thêm,về chủ điểm ngữ pháp đó thông qua việc chữa lỗi sai của học viên (nếu có).
Bước 5: Kết thúc buổi học, bạn hãy đưa ra một dạng bài tập khác yêu cầu sử dụng chủ điểm ngữ pháp vừa học một cách chính xác.
Có thể là một bài tập theo dạng điền vào chỗ trống, chia động từ v.v. nhằm giúp học viên nâng cao kĩ năng sử dụng câu điều kiện loại 1.
Yêu cầu học viên một lần nữa giải thích bài làm của mình.
Bước chốt hạ này sẽ giúp học viên ghi nhớ ở mức độ cao những kiến thức liên quan đến câu điều kiện loại 1.
Hãy thử áp dụng trình tự này trong giờ dạy ngữ pháp của mình, bạn sẽ thấy thời gian được sử dụng một cách xứng đáng hơn là chỉ đơn thuần tập trung vào giảng giải cách dùng, cấu trúc và đưa ra bài tập luyện trong suốt khóa học của mình. Như các bạn có thể thấy, bạn tạo điều kiện cho học viên tự học hơn là sử dụng phương pháp diễn dịch - từ trên xuống trong lớp học, cũng là cách tăng cường sự sáng tạo và chủ động trong phương pháp học của học viên hơn. Với những điểm đáng lưu ý kèm ví dụ trên đây, Global Education chúc các bạn phát huy được thế mạnh trong giờ lên lớp của mình