Giới thiệu vấn đề, cấu trúc ngữ pháp thông qua tình huống

Một phần của tài liệu Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh (Trang 52 - 53)

- Những cụm từ diễn tả sự chú ý

3. Giới thiệu vấn đề, cấu trúc ngữ pháp thông qua tình huống

Cách thức giới thiệu ngữ pháp thông qua hình ảnh khá thú vị nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể làm được, đặc biệt trong những trường hợp cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp khó và phức tạp. Trong những trường hợp như thế này thì việc giới thiệu vấn đề hay cấu trúc ngữ pháp trong một tình huống thực tế cụ thể sẽ là cách giúp học viên tiếp cận vấn đề tốt và nhanh hơn. Ngoài ra, cách giới thiệu này cũng rất có ích trong quá trình thực hành sau này bởi học viên đã biết cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong tình huống cụ thể ngoài đời. Đây là phương pháp giảng dạy ngữ pháp phổ biến nhất từ trước đến nay ở Việt Nam vì các giáo viên luôn đưa ra các câu ví dụ điển hình rồi mới phân tích cấu trúc ngữ pháp có trong các câu ví dụ đó.

Khi giới thiệu một vấn đề ngữ pháp mới, bạn nên dùng những từ mà học viên đã biết để làm vấn đề ngữ pháp trở nên dễ hiểu hơn và học viên cũng có thể tập trung vào bản thân cấu trúc ngữ pháp đó. Hơn nữa, bất cứ khi nào một vấn đề mới được giới thiệu thì bạn

cũng nên nhắc lại những vấn đề liên quan mà học viên đã được học trước đây để kiến thức của học viên có thể dần dần được nâng lên thông qua biện pháp ôn tập cuốn chiếu này

Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng lúc kết hợp các phương pháp giảng dạy trên sao cho linh hoạt, không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp hay một cách thức cụ thể nào, miễn sao chúng ta phải đảm bảo rằng ngữ pháp luôn được dạy trong bối cảnh, tình huống và được học vì mục đích giao tiếp trong xã hội.

Tham khảo thêm các kinh nghiệm dạy ngữ pháp khác:

Vị trí của giáo viên trong lớp dạy ngoại ngữ (Phần 2)

Bài viết này tập trung vào việc người giáo viên có thể tạo ra một môi trường giao tiếp tương tác trong lớp học ngoại ngữ nhờ vào vị trí hay cách thức đứng, ngồi cũng như di chuyển, quan sát lớp học hay không.

Trước hết, chúng ta cũng nên tự đặt câu hỏi với chính mình:

“Thế nào là một môi trường học ngoại ngữ mang tính chất tương tác ?”

“Liệu học viên có thực sự làm việc theo nhóm hay theo cặp đã được chỉ định ?”

“Liệu tự bản thân mỗi học viên có hoạt động cá nhân để lấy ý kiến đóng góp cho nhóm hay không ?”

Phụ thuộc vào những nhiệm vụ mà học viên phải làm và mối quan hệ tương tác của hoạt động đó mà chúng ta sẽ có những vị trí và cách thức đứng, ngồi hay di chuyển khác nhau trong lớp.

Trong khi học viên tham gia các hoạt động học tập thì liệu chúng ta có nên kiểm tra, giám sát học viên thật chặt chẽ hay để họ tự do tiến hành công việc của mình ?

Nếu giáo viên tham gia quá nhiều vào hoạt động của học viên thì việc coi học viên là trung tâm theo phương pháp learner-centred sẽ bị đổ vỡ ngay lập tức. Chúng ta nên đưa ra những sự trợ giúp cần thiết nhưng vừa đủ để học viên vẫn giữ được thế chủ động trong việc thực hiện hoạt động học tập được giao. Vị trí đứng của chúng ta trong lớp cũng sẽ liên quan đến việc chúng ta cân bằng giữa việc trợ giúp học viên tiến hành hoạt động học tập và việc để học viên chủ động, tự do thảo luận hay thực hiện hoạt động học tập.

Dưới đây là một số những vấn đề chúng ta thường gặp phải với vị trí cũng như cách thức đứng, ngồi hay di chuyển của mình trong lớp:

Một phần của tài liệu Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh (Trang 52 - 53)