- Những cụm từ diễn tả sự chú ý
4. Đưa ra định nghĩa bằng Tiếng Anh
Trong từ điển, các từ thường được định nghĩa bằng các từ đồng nghĩa (synonym) và có các ví dụ cụ thể minh họa. Vì vậy, áp dụng cách này, bạn còn giúp học viên biết không chỉ nghĩa của từ mới mà còn biết thêm cả các từ đồng nghĩa với nó và hoàn cảnh sử dụng của từng từ.
Ví dụ: modern/’modən/ (adj): new, up-to-date
o There is a modern rail system to take passengers to and from the city. (Thành phố này có một hệ thống tàu điện mới hiện đại). o In Japanese car factories they have all the most modern machinery. (Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản luôn áp dụng những máy móc
hiện đại nhất trong nhà máy của mình).
o A sophisticated modern air-defence system can be very expensive. (Một hệ thống phòng không tinh vi hiện đại có thể tiêu tốn rất
nhiều tiền của).
Trên đây là một vài phương pháp giải nghĩa từ mới điển hình nhưng khi áp dụng thực tế, bạn nên sử dụng “chuỗi phương pháp” – tình huống, ví dụ, từ đồng nghĩa, v.v trong việc giới thiệu từ mới để giúp học viên học từ mới hào hứng và dễ dàng hơn. Hy vọng rằng những phương pháp này sẽ là nguồn trợ giúp lớn đối với bạn trong việc giải thích nghĩa của từ nói riêng và trong việc giảng dạy từ mới nói chung. Chúc bạn có những giờ dạy thành công!
Vị trí của giáo viên trong lớp dạy ngoại ngữ (Phần 1)
Thông thường, chúng ta coi việc đứng trên bục giảng hay di chuyển quan sát lớp của giáo viên là điều không cần có trong chương trình đào tạo sư phạm, bởi các giáo viên sẽ tự đúc rút được kinh nghiệm qua việc giảng dạy trong thực tiễn.
Một số giáo viên có cách thức và vị trí đứng cũng như di chuyển trong lớp học không hợp lý khiến giờ học không hiệu quả, đặc biệt trong giờ học ngoại ngữ. Dưới đây, tôi muốn phân tích vai trò và tầm quan trọng của vị trí cũng như cách thức chúng ta di chuyển trong lớp. Nó góp phần không nhỏ giúp các giáo viên tạo nên một giờ học ngoại ngữ hiệu quả và sôi nổi.
Chúng ta nên biết dù chúng ta ngồi hay đứng, về một phía hay chính giữa lớp học thì vị trí đứng của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ cũng như cách thức làm việc của học viên. Tất nhiên, sự lựa chọn vị trí và cách thức đứng hay ngồi của chúng ta sẽ phụ thuộc vào mục đích của các hoạt động học tập trong suốt giờ dạy . Có những lúc chúng ta muốn thu hút sự chú ý của học viên, lúc khác chúng ta lại muốn chú tâm đến từng nhóm nhỏ hay các cặp làm việc, thậm chí có những lúc chúng ta không muốn thu hút sự chú ý của học viên. Vị trí đứng của chúng ta sẽ quyết định rất nhiều trong những trường hợp đó.
Trong lớp, khi muốn thu hút sự chú ý của học viên, chúng ta nên đứng để đưa ra các hướng dẫn cho bài học hay hoạt động, như vậy học viên sẽ tập trung hơn. Một số giáo viên có kinh nghiệm biết cách thu hút sự chú ý của một lớp đông học sinh thậm chí ngay cả khi họ đang ngồi. Thế nhưng chúng ta cũng nên nhận ra một điều hiển nhiên rằng khi chúng ta ngồi, chúng ra sẽ rất dễ đánh mất sự chú ý của học sinh. Một vấn đề khác nảy sinh khi chúng ta ngồi trong lớp học là nếu chúng ta ngồi thẳng trước mặt học sinh, chính giữa lớp,
buổi học, chúng ta có thể khiến học sinh có ấn tượng rằng chính bản thân chúng ta cũng chẳng hứng thú với buổi học đó và cũng chẳng có động lực để dạy họ.
Ngôn ngữ cơ thể của chúng ta cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo nên hứng thú cho học sinh cũng như sự sôi nổi cho cả buổi học đó. Và thật là khó khăn để tạo nên sự sôi nổi cho cả lớp trong khi chúng ta cứ giữ nguyên vị trí hay tư thế ngồi của mình trong suốt cả buổi học.
Tuy nhiên cũng có lúc ngồi lại là một cách giải quyết hay bởi đôi khi việc chúng ta liên tục đứng có thể làm học sinh căng thẳng hay chính bản thân chúng ta cũng mệt mỏi. Vậy thì chúng ta nên ngồi ở một chỗ nào đó có thể dễ dàng tiếp cận với học viên trong khi họ đang làm việc. Chúng ta có thể ngồi ở trung tâm của lớp học, quan sát học viên làm việc và đưa ra sự trợ giúp khi cần thiết nhưng vẫn để cho học viên cảm thấy có một sự tự do nhất định để thảo luận hay trả lời câu hỏi.
Việc chúng ta quan sát và đi trợ giúp từng nhóm khi học viên đang làm việc sẽ khiến họ cảm thấy chúng ta rất cơ động. Nhưng bạn cũng nên chú ý không nên dành thời gian quá lâu cho một nhóm hay một cặp mà nên phân bổ đều thời gian để có thể quan sát và cung cấp sự trợ giúp cho tất cả các nhóm làm việc. Chúng ta hãy đưa cho học sinh những sự trợ giúp mang tính chất khích lệ, động viên chứ không nên mang tính chất đe dọa nhằm tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả.
Thêm một lưu ý nhỏ nữa mà các giáo viên đặc biệt là thầy giáo cần chú ý là học sinh nữ sẽ cảm thấy không thoải mái cho lắm nếu thầy giáo luôn đứng kè kè bên cạnh họ
Khi giới thiệu cấu trúc: Too + adjective + to do something bạn có thể với tay lên trần nhà và hỏi học viên: “Can I touch it?” Học viên sẽ trả lời: “No, you can’t”. Sau đó bạn có thể dễ dàng đưa ra cấu trúc bằng cách nói: “You’re right. No, I can’t because it’s too high to
touch”.
Vấn đề giảng dạy ngữ pháp từ trước tới giờ luôn được các giáo viên Việt Nam coi trọng, đặc biệt là đối với phương pháp giảng dạy Tiếng Anh truyền thống. Mặc dù hiện tại chúng ta đã dần chuyển sang áp dụng phương pháp giảng dạy mới như Communicative Language Teaching nhưng ngữ pháp vẫn là một mảng đề tài khá quan trọng. Tất nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng cách thức giảng dạy ngữ pháp trong bối cảnh mới này là hoàn toàn khác so với cách học trước kia. Dưới đây là một số cách thức giảng dạy ngữ pháp hiệu quả: