- Adding more information: Another point I'd like tomake is There are many more phrases you can learn and use to help you feel more confident in discussions (Thêm thông tin: Một điểm nữa mà mình muốn trình bày là )
Bí quyết ghi nhớ trật tự tính từ trong tiếng Anh
Trật tự tính từ trong tiếng Anh có những quy tắc riêng khiến cho người học gặp khó khăn khi sử dụng đặc biệt khi có nhiều tính từ liền nhau. Chuyên mục Kinh nghiệm học tập - Global Education hôm nay sẽ hệ thống hoá các quy tắc này giúp các bạn ghi nhớ và sử dụng chúng một cách dễ dàng.
Chúng ta nói a fat old lady, nhưng lại không thể nói an old fat lady, a small shiny black leather handbag chứ không nói là a leather
black shiny small handbag. Vậy các trật tự này được quy định như thế nào?
1. Tính từ về màu sắc (color), nguồn gốc (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose) thường theo thứ tự sau:
Màu sắc (color) Nguồn gốc (origin) (material) Chất liệu Mục đích (purpose) Danh từ (noun)
red Spanish leather riding boots
a brown German beer mug
an Italian glass flower vase
2. Các tính từ khác ví dụ như tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length) và chiều cao (height) …thường đặt trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích .
Ví dụ:
• a round glass table (NOT a glass round table) (Một chiếc bàn tròn bằng kính).
• a big modern brick house (NOT a modern, big brick house) (Một ngôi nhà lớn hiện đại được xây bằng gạch)
3. Những tính từ diễn tả sự phê phán (judgements) hay thái độ (attitudes) ví dụ như: lovely, perfect, wonderful, silly…đặt trước các tính từ khác.
Ví dụ:
• a lovely small black cat. (Một chú mèo đen, nhỏ, đáng yêu).
Nhưng để thuộc các qui tắc trên thì thật không dễ dàng, Global Education xin chia sẻ một bí quyết hữu ích (helpful tips) giúp các bạn có thể ghi nhớ tất cả những quy tắc phức tạp đó. Thay vì nhớ một loạt các qui tắc, các bạn chỉ cần nhớ cụm viết tắt: “OpSACOMP”, trong đó:
Opinion - tính từ chỉ quan điểm, sự đánh giá. Ví dụ: beautiful, wonderful, terrible…
Size - tính từ chỉ kích cỡ. Ví dụ: big, small, long, short, tall…
Age - tính từ chỉ độ tuổi. Ví dụ : old, young, old, new…
Color - tính từ chỉ màu sắc. Ví dụ: orange, yellow, light blue, dark brown ….
Origin – tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Japanese,American, British,Vietnamese…
Material – tính từ chỉ chất liệu . Ví dụ: stone, plastic, leather, steel, silk…
Purpose – tính từ chỉ mục đích, tác dụng. Ví dụ khi sắp xếp cụm danh từ
a /leather/ handbag/ black Ta thấy xuất hiện các tính từ:
- leather chỉ chất liệu làm bằng da (Material) - black chỉ màu sắc (Color)
- Nhân đôi tài khoản học tập.
- Tiếng Anh trẻ em.
- Luyện nói tiếng Anh.
Vậy theo trật tự OpSACOMP cụm danh từ trên sẽ theo vị trí đúng là: a black leather handbag.
Một ví dụ khác: Japanese/ a/ car/ new/ red / big/ luxurious/
Bạn sẽ sắp xếp trật tự các tính từ này như thế nào? - tính từ đỏ (red) chỉ màu sắc (Color)
- tính từ mới (new) chỉ độ tuổi (Age)
- tính từ sang trọng (luxurious) chỉ quan điểm, đánh giá (Opinion) - tính từ Nhật Bản (Japanese) chỉ nguồn gốc, xuất xứ (Origin). - tính từ to (big) chỉ kích cỡ (Size) của xe ô tô.
Sau khi các bạn xác định chức năng của các tính từ theo cách viết OpSACOMP, chúng ta sẽ dễ dàng viết lại trật tự của câu này như sau: a luxurious big new red Japanese car.
Hi vọng helpful tips trên sẽ thật sự hữu ích với các bạn trong việc ghi nhớ trật tự các tính từ. Giờ thì hãy cùng Global Education thực hành một bài tập nhỏ dưới đây, và đừng quên công thức đồng hành “OpSACOMP” của chúng tacác bạn nhé!
Exercise: Write these words in the correct order. (Sắp xếp lại trật tự các từ sau)
1. grey / long / beard / a 2. flowers / red / small 3. car / black / big / a 4. blonde / hair / long
5. house / a / modern / big / brick
Key:
1. a long grey beard 2. small red flowers 3. a big black car 4. a long blonde hair 5. a big modern brick house
Ghi nhớ - một chiến lược học tiếng Anh hiệu quả
Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo viên và học viên học tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phương pháp học tập rất có hiệu quả, giúp cho sinh viên có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác.
đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào. Rất nhiều các bài nghiên cứu cũng như từ điển đưa ra định nghĩa về “sự ghi nhớ” nhưng nhìn chung ghi nhớ là một quá trình thiết lập hệ thống thông tin trong trí nhớ. Nhớ là cố ý lưu giữ lại một điều gì đó trong não để khi cần thiết có thể phục hồi lại từ ngữ, ý nghĩa, hình ảnh hoặc âm thanh....
Người học tiếng Anh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Almad, một sinh viên Ả Rập, đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Anh tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Ả Rập vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là anh đã học được rất nhiều từ.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như chúng tôi đã nói - học như vẹt. Người học có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu như cháo chảy nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được. Hoặc chỉ cần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, nó được rất nhiều sinh viên vận dụng như một chiến lược học tập của mình.
Phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Người học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
Ví dụ khi đọc một bài báo, dịch hoặc nghe một bài khóa thì người sinh viên giỏi sẽ biết chọn lựa và ghi chú các từ mới, cấu trúc mới sau đó sẽ lưu giữ chúng trong đầu cho các lần vận dụng sau. Hầu hết sinh viên đều công nhận rằng để ghi nhớ hiệu quả thì người học nhất thiết không được học thuộc
- Tiếng Anh trẻ em
- Khai giảng lớp tiếng Anh dành cho trẻ em Hè 2009
- Giao thẻ miễn phí tại nhà
lòng mà không hiểu gì. Đó phải là một quá trình chọn lọc một cách linh động, sáng tạo có sự kết hợp và tương tác giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Người học không được máy móc lệ thuộc y nguyên vào những gì đã được ghi nhớ mà phải linh hoạt ứng dụng chúng vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi đọc báo ta thấy một câu có chứa thành ngữ rất hay “We just pulled your legs” (Chúng tôi chỉ trêu anh thôi mà). Những gì mà ta cần nhớ ở đây là “pull sb’s legs” sau đó tùy từng trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: “Don’t worry,
I am just pulling their legs” (Đừng lo lắng, tớ chỉ trêu họ một chút thôi mà). - Sau đây là một số lợi ích mà cách nhớ này mang lại cho người học tiếng Anh: - Áp dụng được các từ, cụm từ, thành ngữ mới vào trong nói và viết.
- Sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả.
- Có được sự phát âm chuẩn trong những cuộc đàm thoại hàng ngày. - Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc.
- Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi trảy, không bị ấp úng hay ngắt quãng giữa chừng - Tự tin, tự nhiên, thu hút được sự chú ý của người nghe.
- Bài nói được chuẩn bị một cách kĩ càng do đó ngôn ngữ phát ra sẽ logic, chặt chẽ và hợp lý.
- Có thể nói ghi nhớ là một phương pháp học hiệu quả nếu biết áp dụng đúng cách. Chúc bạn nhanh chóng làm chủ một vốn tiếng Anh phong phú, linh hoạt và đa dạng!