- Những cụm từ diễn tả sự chú ý
3) Không nên chỉ coi bộ phim là một bài luyện kỹ năng nghe
Thông qua bộ phim, học viên có thể học được nhiều điều ví dụ như các phong tục tập quán văn hóa, từ vựng, các hiện tượng ngữ pháp, các câu đối thoại, v.v. hơn là chỉ luyện kỹ năng nghe. Sau đây là một số hoạt động mà bạn có thể yêu cầu cả lớp thực hiện:
Yêu cầu học viên viết cảm tưởng về bộ phim
Sau buổi học, bạn hãy yêu cầu mỗi học viên viết cảm tưởng, suy nghĩ về bộ phim, một cảnh hay một nhân vật trong phim. Đây sẽ là một bài tập luyện và kiểm tra kỹ năng viết của học viên.
Yêu cầu học viên thực hiện các phép so sánh
Nếu bộ phim có các phiên bản khác nhau, hãy cho học viên xem tất cả các phiên bản đó và yêu cầu học viên so sánh các diễn viên cũng như nội dung, diễn biến, chất lượng của các phiên bản này. Nếu kịch bản phim được dựa trên một tác phẩm văn học, hãy yêu cầu học viên so sánh các tình tiết trong phim, sự diễn xuất của diễn viên với nội dung và các nhân vật trong tác phẩm văn học đó. Đây là một bài tập luyện kỹ năng phân tích và diễn đạt cho học viên. Bạn có thể yêu cầu học viên thực hiện bài tập này theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.
Yêu cầu học viên đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong phim hay hành động tiếp theo của nhân vật là gì?
Đến một đoạn gay cấn trong phim, bạn sẽ cho dừng chiếu phim sau đó chia nhóm các học viên trong lớp và yêu cầu mỗi nhóm cùng bàn bạc và đưa ra một dự đoán cho cảnh tiếp theo, sau đó thuyết trình ý tưởng của nhóm trước lớp. Đây sẽ là một bài tập luyện kỹ năng thuyết trình và làm việc theo nhóm.
dịch sang tiếng Việt, sau đó bật phụ đề tiếng Việt để học viên đối chiếu với bản dịch của mình. Đây sẽ là một bài tập dịch rất hiệu quả.
Qua hoạt động chiếu phim bạn không những củng cố các kĩ năng tiếng Anh cho học viên mà còn tăng vốn tri thức văn hóa xã hội và giao tiếp của họ. Tuân thủ các quy tắc, kết hợp với đa dạng hóa các loại hình bài tập sẽ khiến cho bài học thực sự hiệu quả và bổ ích.
Để hình thức dạy kèm thực sự hiệu quả
Để trau dồi ngoại ngữ, nhiều người đã lựa chọn hình thức tham gia các khoá học ở trung tâm. Nhưng với xu thế hiện nay, khi tính hiệu quả được đặt lên hàng đầu, hình thức dạy kèm, một thầy một trò ngày càng phổ biến và đáp ứng một cách thiết thực nhu cầu của các học viên đặc biệt là những người đi làm.
Rõ ràng hình thức này có nhiều ưu điểm. Do chỉ có một học viên duy nhất, nên đây là một môi trường học tập có sự tương tác rất cao giữa thầy và trò. Giáo trình cũng như phương pháp giảng dạy được thiết kế một cách phù hợp nhất với trình độ, kỹ năng cũng như khả năng tiếp thu của người học. Làm sao để những bài học luôn thú vị, phát huy được hiệu quả một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng, đáp ứng lòng mong mỏi của học viên luôn là một bài toán khó đối với các giáo viên của những lớp học dạng này.
Dưới đây là một số bí quyết có thể dẫn đến thành công cho giáo viên:
1. Nội dung học là gì? Tài liệu học tập tốt nhất là tài liệu có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành của người học. Hãy tìm hiểu trước về công việc cụ thể, sở thích riêng của học viên để soạn giáo án phù hợp nhất cho mỗi bài giảng. Đâu là điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục của học viên. Chính điều đó sẽ giúp học viên nhận thức sự cần thiết của việc vận dụng tiếng Anh trong công việc đồng thời cũng khơi dậy nguồn cảm hứng học tập.
2. Cần phải tìm hiểu kỹ mục đích học tập của học viên trước khi bắt đầu. Tiếng Anh giao tiếp hay tiếng Anh thương mại là cái mà họ cần. Dự định của bạn có thể là bổ sung cho họ vốn từ vựng về lĩnh vực chuyên môn mà họ cần dùng trong công việc, nhưng đó có khi không phải chính xác điều mà họ mong muốn. Có một số người trong quá trình sử dụng đã quen với thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành có thể sử dụng thành thạo trong công việc nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp thông thường. Do đó họ muốn học sâu hơn về ngữ pháp, chức năng của từ trong câu hay phát triển các kỹ năng. Vậy thì hãy tìm hiểu trước nếu bạn không muốn mất thời gian soạn lại giáo án.
3. Phát huy tính chủ động của học viên. Bạn có thể khuyến khích học viên tự chọn tài liệu liên quan đến công việc cho từng buổi học. Những bức thư thương mại hay hợp đồng chưa hoàn chỉnh, một bài báo cần phải đọc, một trang web cần phải tìm hiểu bằng tiếng Anh…mà họ mang đến lớp chắc chắn là rất thiết thực.
4. Một thời gian biểu hay kế hoạch làm việc rõ ràng chi tiết là rất cần thiết nhưng đôi lúc hãy linh hoạt. Một khi phát hiện một lỗ hổng trong kiến thức của học viên, đó có thể là một gợi ý phù hợp cho nội dung của những bài học tiếp theo. Và giáo viên sẽ là người theo sát, trợ giúp cho học viên về mặt ngôn ngữ khi có những tình huống mới nảy sinh trong quá trình làm việc gây cho học viên không ít khó khăn.
5. Kết quả học tập cần phải được kiểm tra một cách thường xuyên. Bạn có thể xây dựng những đoạn hội thoại nhỏ hoặc cùng vói học viên thảo luận về một chủ đề nào đó. Hãy dạy cho họ những gì mà học viên cần. Điều đó giúp học viên nhận thấy rằng những vấn đề ngôn ngữ mà bạn đang đề cập là hoàn toàn tương thích với nhu cầu học tập của họ.
6. Cùng theo dõi chương trình làm việc. Bạn cần yêu cầu học viên ôn lại liên tục những vấn đề đã được học đặc biệt là mảng kiến thức khó. Từ đó khuyến khích học viên tự vạch ra giải pháp khắc phục. Trong quá trình giảng dạy, bạn có thể giải thích tại sao cái này hay cái kia mới quan trọng và lợi ích của mỗi hoạt động hay bài tập. Như chúng ta đã biết, khi học viên tự nhận thức được điều đó cũng có nghĩa là bạn đã đạt một nửa thành công rồi.
7. Sử dụng lớp học như một cuộc diễn tập thật sự, khuyến khích những tình huống có liên quan đến công việc như đóng vai, họp, gặp gỡ đối tác… Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các phương tiện khác nhau sẽ giúp cho giờ học được sinh động. Hôm nay có thể là sử dụng văn phòng, mai diễn tập qua điện thoại hoặc trên mạng vào một ngày khác. Bạn cũng có thể đa dạng hoá nguồn tài liệu của mình. Sự thay đổi luôn là sức mạnh khơi nguồn cảm hứng học tập cũng như cuộc sống.
10. Nghỉ ngơi đúng lúc. Đôi khi nghỉ ngơi lại mang lại hiệu quả nhiều hơn cả việc cố gắng khi mệt mỏi. Bởi vậy bạn hay học viên đều có thể đề nghị được nghỉ ngơi vào bất kỳ lúc nào nếu thực sự cần thiết.
12. Thay đổi vị trí học tập cho phù hợp với từng hoạt động. Có thể là ngồi song song có khi lại ngồi đối diện. Hoặc nếu học viên đang chăm chỉ ngồi làm bài tập, bạn có thể cho phép thư giãn một chút bằng cách ngồi ở vị trí cách xa học viên.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rất nhiều phương pháp giúp hình thức dạy kèm ngày càng thú vị và bổ ích. Mỗi ngày chỉ cần bạn biết cách lập kế hoạch làm việc và tâm huyết với nó thì chắc chắn bạn sẽ có một khoá học thành công.
Lời hướng dẫn – một phong cách giảng dạy mới
Một môi trường học tập sử dụng toàn tiếng Anh là một xu hướng mà hầu hết các lớp học đều áp dụng. Tuy nhiên, một giáo viên giàu kinh nghiệm đôi khi cũng cảm thấy bối rối khi đưa ra những lời chỉ dẫn về phương thức tiến hành một hoạt động phức tạp nào đó trong lớp học.
Vậy làm thế nào để những lời hướng dẫn của bạn có thể rõ ràng và dễ hiểu đối với các học viên để tất cả có thể tham gia một cách tích cực nhất.
1. Lập kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu. Những lời hướng dẫn sẽ được đưa ra như thế nào, và quan trọng hơn là bạn phải giải thích trong phạm vi vốn từ của học sinh để chúng có thể tiếp thu được. Ví dụ: Mục đích của bạn là giúp học sinh đoán biết được về người mà bạn định miêu tả, nhưng tuỳ trình độ của học viên lại có những cách diễn đạt khác nhau. Đối với học sinh ở trình độ trung cấp: "You're going to hear a description of a famous person and you have to guess who it is." Còn đối với người mới bắt đầu thì càng đơn giản hoá càng tốt: "Listen to my description of a famous person. Who is it?"
2. Tốc độ nói của bạn nên được điều chỉnh một cách phù hợp. Sự ngừng nghỉ đúng chỗ đôi khi lại giúp cho học viên có thể kịp chép yêu cầu vào một mẩu giấy trước khi bạn chuyển sang phần khác.
3. Những hướng dẫn của bạn càng rõ ràng thì mục đích của hoạt động đó càng nhanh chóng đạt được. Có một số giáo viên vì đã quá quen với các hoạt động trong lớp học nên cho rằng có những điều đã quá rõ ràng thì chẳng cần phải giải thích gì thêm. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Giả dụ nếu bạn giải thích về một hoạt động mà lại quên không nói rõ rằng "Don't show your information to your partner" (Đừng tiết lộ thông tin cho người bên cạnh) - thì có thể sẽ phá hỏng hoàn toàn hoạt động của học sinh. 4. Có cần giải thích toàn bộ hoạt động ngay một lúc không? Điều đó tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của hoạt động. Nếu hoạt động kéo dài thậm chí được chia thành hai phần thì tốt nhất là đừng cố gắng nhồi nhét vào đầu chúng trong một lúc. Hãy giải thích phần đầu cho đến khi chúng thật sự hiểu và hoàn thành tốt mục tiêu mà bạn đề ra rồi mới chuyển sang phần tiếp theo. Trong một số trường hợp, đôi khi không biết trước về các hoạt động sẽ xảy ra sẽ từ từ đưa chúng đến với những bất ngờ thú vị.
5. Sự không chú ý hay xao lãng của học sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến mọi công sức của bạn đều tan biến. Vì vậy hãy chỉ bắt đầu giảng giải khi mà học sinh thực sự tập trung và lắng nghe những điều bạn nói.
6. Kể cả ngay trong giờ học đầu tiên, bạn hãy cố gắng sử dụng tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh. "Get into pairs" (làm việc theo từng cặp) có thể tạo nên sự bối rối nhưng "You two, you two and you two" cùng với việc chỉ vào hai người đang ngồi cạnh nhau thì lại không khó hiểu chút nào.
7. Tuy nhiên, đôi khi cũng không nên quá cứng nhắc trong việc sử dụng tiếng Anh suốt cả buổi học. Tuỳ từng giai đoạn mà bạn cũng có thể sử dụng xen kẽ các chỉ dẫn bằng tiếng Việt.
a) Giai đoạn đầu khoá học, đưa ra các chỉ dẫn bằng tiếng Việt và nhắc lại bằng tiếng Anh, càng đơn giản càng tốt. b) Sau đó lại đảo ngược trình tự: đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh trước, rồi diễn đạt lại bằng tiếng mẹ đẻ. c) Chỉ đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh rồi để các học viên dịch lại chúng.
8. Tránh sử dụng câu mệnh lệnh trong khi chỉ dẫn. Bởi như thế, khi học sinh khi nghe bạn nói nhiều những từ như “"Repeat!" hay “Listen!” thì lâu dần cũng quen với cách nói như vậy. Thay vào đó, những câu cầu khiến ví dụ như "Can you repeat that?" hay “Let’s listen” - sẽ tạo thành thói quen tốt trong việc sử dụng ngôn ngữ của học viên. 9. Cần kiểm tra mức độ hiểu của học viên trước khi bắt đầu tổ chức một hoạt động. Những câu hỏi như "Do you understand?" không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. Những học viên có thể e ngại khi phải thú nhận là mình không hiểu hay thậm chí không biết mình có hiểu không nữa. Vậy thì điều bạn cần làm là:
a) Đặt những câu hỏi kiểm tra, ví dụ như khi đóng vai : "OK, if you're student A put your hands up... Right... who are you? And what's your problem? And who is student B?"
b) Yêu cầu học viên đặc biệt là những người có vẻ xao lãng nhất nhắc lại yêu cầu của bạn.
c) Có thể lấy ví dụ bằng cách cử hai học viên thực hiện hoạt động đó trước lớp hoặc nếu là một bài viết thì đưa ra đáp án của hai câu đầu tiên.
d) Một phương pháp khác là bạn không đưa ra chỉ dẫn trực tiếp mà yêu cầu học viên dự đoán những công việc họ cần làm. Hy vọng những lời chỉ dẫn chi tiết hợp lý của bạn sẽ góp phần tạo ra hiệu quả học tập đáng kể của các em học sinh thân yêu.
Phương pháp đánh giá quá trình giảng dạy
Bạn là người say mê hết lòng với sự nghiệp giáo dục, bạn là một nhà giáo luôn tận tâm với nghề và không ngừng tìm tòi những cách dạy hay và sáng tạo? Bạn trăn trở không biết cách dạy của mình đã tốt nhất chưa? Vậy thì phương pháp dạy học có đánh giá được trình bày dưới đây chính là dành cho bạn.
Dạy học có đánh giá có nghĩa là xem xét những gì bạn thực hiện trong lớp, xem xét lí do bạn tiến hành những hoạt động đó và xem xét tính hiệu quả của chúng – đó là một quá trình tự quan sát và tự đánh giá. Bằng cách thu thập thông tin về những gì diễn ra trong lớp, bằng việc phân tích và đánh giá những thông tin này, chúng ta có thể xác định và tìm hiểu sâu hơn về những hoạt động thực tiễn và lí thuyết cơ bản. Việc này có thể giúp cho phương pháp giảng dạy của chúng ta thay đổi và có những tiến bộ.
Tại sao phương pháp này lại quan trọng?
Nhiều giáo viên đã suy nghĩ về phương pháp dạy của mình và chia sẻ những suy nghĩ đó với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu không dành thời gian để nghiền ngẫm và thảo luận về những gì đã diễn ra, chúng ta có thể vội vã đi đến kết luận về nguyên nhân những gì xảy ra. Chúng ta chỉ có thể nhận rõ những phản ứng của những học viên nổi trội. Do đó, dạy học có kèm đánh giá cho ta một quá trình thu thập, ghi nhận, và phân tích những đánh giá và quan sát của chính giáo viên và của cả học viên có hệ thống hơn, để từ đó có thể đưa đến các thay đổi trong phương pháp dạy.
• Nếu bài học trôi chảy, ta có thể miêu tả lại và xét xem nguyên nhân thành công là gì.
• Nếu học viên không hiểu một vấn đề ngôn ngữ nào đó mà ta giảng ta cần phải xem xét lại những gì đã làm và tìm hiểu lí do tại sao bài giảng lại không rõ ràng.
• Nếu học viên có những hành vi không đúng đắn trong lớp – các học viên đã làm gì, khi nào và tại sao?
Bắt đầu quá trình đánh giá
Bạn có thể bắt đầu quá trình đánh giá với một vấn đề nào đó nảy sinh tại một trong số các lớp dạy của mình, hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy của mình. Bạn có thể tập trung nghiên cứu một lớp nào đó thôi, hoặc xem xét một đặc điểm nào đó trong cách dạy của bạn – ví dụ như bạn đã xử lí thế nào khi gặp trường hợp học sinh cư xử không đúng mực hoặc cách bạn khuyến khích học viên nói tiếng Anh nhiều hơn trong lớp.
Bước đầu tiên là thu thập thông tin về những diễn biến trong lớp. Dưới đây là một số cách: