- Những cụm từ diễn tả sự chú ý
6. Tiến hành một vài hoạt động khác trên lớp với các bài báo
Bạn hãy cho học viên cơ hội để trình bày ý kiến của họ về những thông tin mà họ thu được, ví dụ như hỏi họ xem họ sẽ hành động như thế nào sau khi đọc bài báo. Chẳng hạn liệu họ có lên tiếng ủng hộ phong trào chống gian lận trong thi cử mà bộ giáo dục đang kêu gọi không? Hay cho họ đóng vai một nhân vật nào đó trong bản tin mà họ vừa đọc bẳng cách đưa ra những câu hỏi đại loại như: “Nếu em là Hilary Hilton, em sẽ nói như thế nào để mọi người bầu cho mình làm tổng thống?” rồi cho học viên đóng vai ngay trên lớp, bạn nào giành được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được một phần thưởng nho nhỏ, việc này sẽ khuyến khích học viên tự tin hơn rất nhiều khi phải nói trước đám đông đấy
Mục tiêu và kĩ năng dạy môn SPEAKING
Mục đích của việc dạy môn Speaking là đạt đến sự hiệu quả trong giao tiếp bằng tiếng Anh với cả người bản ngữ và người sử dụng tiếng Anh như là một ngoại ngữ.
Bạn cần làm cho người học hiểu và đạt đến khả năng sử dụng ngôn ngữ cao nhất có thể. Bên cạnh đó, vai trò của bạn còn là làm sao cho người học không tạo ra những hiểu nhầm đáng tiếc trong quá trình giao tiếp do những lỗi rất cơ bản như phát âm sai, sử dụng cấu trúc ngữ pháp và từ vựng không đúng… Vậy để làm được điều đó, bạn cần trang bị cho bài giảng của mình những “vũ khí” gì? Hãy cùng Global Education tìm hiểu thông qua một vài lý thuyết giảng dạy sau đây.
Để hướng dẫn học viên phát triển kĩ năng giao tiếp và giao tiếp một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng nhiều hoạt động khác nhau sao cho 3 yếu tố: language input, structured output & communicative output được kết hợp.
Language input có thể được thể hiện dưới dạng sau đây:
Lời giảng của giáo viên
Các hoạt động nghe hiểu
Các đoạn đọc hiểu
Ngôn ngữ được nghe và đọc bên ngoài lớp học
Nó đem lại cho người học tư liệu cần thiết để bước đầu có thể tự sử dụng tiếng Anh một cách chủ động. Nó có thể hướng tới nội dung hoặc hướng tới hình thức:
o Khi hướng tới nội dung, bạn nên chú trọng việc đưa ra thông tin, dù là một mẩu tin ngắn hay một bài giảng dài về một chủ đề học thuật nào đó. Những mô tả về chiến lược học tập kèm ví dụ minh họa cũng là một phần không thể thiếu.
o Khi hướng tới hình thức, bạn nên chú trọng việc sử dụng ngôn ngữ khi đưa ra hướng dẫn cho học viên, kể cả về mặt từ vựng, phát âm và ngữ pháp (gọi chung là sự thành thạo về mặt ngôn ngữ), tìm ra những nội dung giao tiếp phù hợp trong những
dụng ngôn ngữ (gọi chung là sự thành thạo về ngôn ngữ học xã hội), những hướng dẫn rõ ràng, được diễn đạt bằng những cụm từ nhằm làm rõ nghĩa và sửa lỗi sai khi giao tiếp (gọi chung là sự thành thạo chiến lược).
Khi trình bày môt bài giảng, bạn hướng dẫn cần kết hợp hướng tới cả nội dung và hình thức. Lượng kiến thức được cung cấp bằng tiếng Anh nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng nghe hiểu của học viên cũng như phụ thuộc vào những tình huống khác nhau. Đối với học viên ở trình độ thấp, ví dụ như khi đang giải thích một chủ đề ngữ pháp thì bạn chưa nên sử dụng quá nhiều cách diễn đạt phức tạp hay ngôn ngữ chuyên môn.
Structured output tập trung vào các dạng chuẩn của ngôn ngữ và việc sử dụng nó. Học viên có thể có nhiều lựa chọn, song tất cả các câu hỏi của bạn đều yêu cầu học viên sử dụng một cấu trúc cụ thể nào đó mà bạn đã giới thiệu trước đó. Structured output được thiết kế nhằm tạo cho người học cảm giác thoải mái khi sử dụng ngoại ngữ và các chủ điểm vừa được bạn giới thiệu, hoặc đã giới thiệu trong các buổi học trước. Bạn hướng dẫn thường sử dụng những bài tập của phần này như một bước đệm chuyển từ bước trình bày của bài giảng sang bước thực hành. Các bài tập trong textbook cũng có thể là một nguồn đáng tin cậy.
Đối với Communicative output, mục đích chính dành cho học viên là hoàn thành một task nào đó như lấy thông tin (obtaining information), triển khai một kế hoạch (developing a plan), hoặc ghi hình và đạo diễn một đoạn video (creating a video). Để hoàn thành task của mình, học viên sẽ cần phải sử dụng những gì mà bạn vừa trình bày, bên cạnh đó họ cũng còn có thể dùng đến bất kì chiến lược giao tiếp, từ vựng hay ngữ pháp nào mà họ biết. Trong các hoạt động của communicative output, tiêu chí thành công nằm ở chỗ liệu học viên có thể nắm bắt được thông tin và thông điệp gửi gắm hay không. Sự chính xác không quá quan trọng, trừ khi việc thiếu chính xác ảnh hưởng đến thông điệp được gửi gắm. Trong giao tiếp hàng ngày, sự trao đổi thông qua lời nói diễn ra bởi lẽ giữa những người tham gia giao tiếp luôn có một khoảng trống và communicative output cũng thế. Đề lâp đầy chỗ trống đó, học viên cần hoàn thành task của mình, không quên sử dụng ngôn ngữ như một công cụ.
Bạn có thể tận dụng hàng loạt những hoạt động trên đây để tạo động lực cho học viên ở những trình độ khác nhau. Chúc cho buổi học
Speaking của bạn diễn ra hiệu quả như ý muốn sau khi tham khảo bài viết này.
Giải thích nghĩa từ mới theo cách nào?
Có rất nhiều phương pháp giải thích nghĩa từ mới hiệu quả nhưng bài viết này chỉ xin nêu ra một số phương pháp giải nghĩa từ mang lại cơ hội nghe – nói cho học viên.
Hầu hết giáo viên đều đưa ra một từ tiếng Việt tương ứng để giải thích nghĩa của một từ mới trong tiếng Anh (đây có thể gọi là phương pháp “translation”). Tuy nhiên, phương pháp này được xem là kém hiệu quả và không tạo ra nhiều cơ hội nghe nói cho học viên trong lớp học vì họ chỉ tiếp thu một cách bị động từ mới qua lời giảng của giáo viên. Có rất nhiều phương pháp giải thích nghĩa từ mới hiệu quả nhưng bài viết này chỉ xin nêu ra một số phương pháp giải nghĩa từ mang lại cơ hội nghe – nói cho học viên.