II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Hâm nóng giờ học bằng âm nhạc
Cũng như trong cuộc sống, bạn có thể nghe nhạc để thư giãn, giải tỏa những áp lực, để lấy cảm hứng ôn thi, hay tìm ra hướng giải quyết cho một vấn đề gì đó. Và cũng như theo một lẽ tự nhiên, sử dụng âm nhạc trong các giờ học tiếng Anh thực sự là một điều hợp lý và có ích.
Sử dụng âm nhạc để giới thiệu bài tập sẽ hoạt hóa được từ vựng và khuyến khích học viên suy nghĩ đúng hướng, bạn hãy thử một đoạn nhạc hay một bài hát có liên quan đến chủ đề hay một hoạt động nào đó, đoạn nhạc có thể chỉ kéo dài trong vòng chưa đầy 1 phút nhưng sự hứng thú và cách tiếp cận nhanh chóng
của học viên đối với bài học, đồng thời chủ đề cũng như nội dung của bài học sẽ rõ ràng và thu hút hơn nhiều lần nếu như bạn giới thiệu bằng lời.
Sử dụng âm nhạc trong các lớp học sẽ khiến cho quá trình học tập sẽ trở nên thú vị hơn và khuyến khích được sự sáng tạo. Ví dụ như bạn bắt đầu một bài học luyện âm tiếng Anh với âm /i:/, bạn chỉ đơn thuần nói: “Today we are going to discuss about the way to
pronounce /i:/” thì liệu học viên có thấy hứng khởi và nắm bắt được nội dung của bài học bằng cách giới thiệu cho học viên một đoạn
nhạc có chứa các từ liên quan đến bài học hay không? Hãy thử có sự so sánh của mình sau khi theo dõi ví dụ sau: We are three
Shall have some tea
She will come And so will he If by chance We see a bee
We’ll say buzz off
Don’t bother me (two – three – four – five – six – seven – eight)
(Chorus)
Fiddle de fiddle de Fiddle dee dee
Fiddle de fiddle de Fiddle dee dee
Bên cạnh đó, việc sử sụng âm nhạc một cách chọn lọc sẽ tăng khả năng tập trung của học viên. Ở một số chương trình truyền hình hay dạy tiếng Anh ví dụ như ESL Podcast (English for Everyone), trong mỗi audio sẽ có những đoạn nhạc khởi động và sau khi kết thúc bài học để khuyến khích học viên chú ý và khám phá nội dung của bài học và có khả năng tư duy phán đoán nội dung bài giảng mà họ chuẩn bị được đón nhận. Hoặc ngay như giáo trình “Headway Intermediate” của Oxford Press là một giáo trình tiêu biểu trong việc đưa âm nhạc vào bài học. Mỗi phần nghe mở rộng sẽ được giới thiệu và kết thúc bằng một đoạn nhạc có liên quan, chính điều đó đã tạo cho giờ học một không khí khác lạ và sôi động so với không khí thường ngày của một lớp học.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng sử dụng âm nhạc trong lớp học sẽ gây sự xao nhãng và mất tập trung của học viên là không hoàn toàn chính xác. Thực sự, âm nhạc là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong lớp học.
Siêu khuyến mãi tháng 12 Phát hành thẻ học mới Luyện nói tiếng Anh
Ví dụ: Bạn muốn sử dụng âm nhạc để hỗ trợ cho việc làm bài tập ngữ pháp thì
bạn có thể sử dụng những thể loại nhạc mà có tính chất lặp đi lặp lại (Hayden, Mozart, hoặc Bach), vì bản chất của ngữ pháp là sự lặp đi lặp lại, hạn chế sử
dụng những thể loại nhạc không có hòa âm dễ gây nên sự phân tán cho học viên.
Hoặc trong các bài viết có tính chất mô tả yêu cầu sử tượng tượng và sáng tạo cao, bạn có thể tạo nên một môi trường âm nhạc để khuyến khích sự sáng tạo của học viên. Nếu như chủ đề mà bạn đưa ra là “Let's say students need to describe their life as young
children”, bạn có thể cho học viên nghe bài hát thật nhẹ nhàng của “Mother Goose Suite” của Ravel để giúp học viên quay trở về với
quãng thời gian thủa bé cùng những kỷ niệm ngọt ngào và cấu trúc đơn giản. Nhưng trái lại, nếu như bạn cho học viên nghe nhạc của Metallica thì học viên của bạn sẽ không có được những bài viết như mong muốn.
Sau đây là một số dòng nhạc phù hợp mà bạn có thể sử dụng cho những hoạt động khác nhau trong lớp học: · Ngữ pháp: Mozart, Haydn, Bach, Handel, Vivaldi.
· Những bài tập đòi hỏi trí tưởng tượng (viết mô tả, nói): Ravel, Debussy, Satie.
· Lập kế hoạch tương lai – Nhạc Jazz nhẹ nhàng vui vẻ (“Take Five” của Dave Brubeck). · Thảo luận về những vấn đề quan trọng: Beethoven, Brahms hoặc Mahler.
Trên đây là những gợi ý nhỏ giúp bạn tạo nên một môi trường học thật hiệu quả, giúp học viên của bạn “thăng hoa” hơn trong những ý tưởng sáng tạo và đầy niềm hứng khởi học tập. Hãy tạo cho lớp học của bạn một môi trường âm nhạc, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Chúc các bạn thành công!