Đánh giá kết quả học tập là gì? Tại sao phải đánh giá? Đánh giá như thế nào?

Một phần của tài liệu Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh (Trang 37 - 38)

I fa picture paint sa thousand words, that why can’ t paint you” (Nếu một bức tranh có

2) Đánh giá kết quả học tập là gì? Tại sao phải đánh giá? Đánh giá như thế nào?

Đánh giá kết quả học tập là gì: Dạy học là một quá trình thay đổi. Việc đánh giá sự thay đổi này được gọi là “sự đánh giá kết quả học tập”, và đó là một phần quan trọng trong quá trình dạy và học. Sự đánh giá này bao gồm sự hiểu bài của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa, sự đánh giá này cũng phản ánh sự tiến bộ trong học tập của học sinh; là sự phát triển đối với nhà trường và xã hội bởi vì sự đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là thước đo thành tích giáo dục. Việc đánh giá một cách liên tục là một cách thức phổ biến và thông dụng trên thế giới ngày nay.

Việc đánh giá liên tục có nghĩa là bài tập của học sinh được chấm điểm trong suốt các học kỳ và các điểm số này được ghi lại cẩn thận. Sau đó giáo viên tính điểm trung bình dựa trên các điểm số này. Có rất nhiều cách để đánh giá, trong đó có các cách phổ biến sau:

+ Các bài kiểm tra (kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng): giúp giáo viên theo dõi hoặc phân loại học sinh. Các bài kiểm tra thường dùng để đánh giá: (1) Sự hiểu biết của học sinh theo chiều rộng; (2) chất lượng hiểu biết của học sinh theo chiều sâu.(3) kiến thức mà học sinh vừa được học; và/hoặc (4) liệu học sinh có đủ kiến thức để học ở trình độ tiếp theo không.

Ngoài ra còn có các phương pháp khác: các bài tập theo nhóm, bài tập về nhà, các bài viết luận, trình bày các đề án..v..v. Việc đánh giá học lực của học sinh nên công khai cho học sinh, phụ huynh và người giám hộ. Tuy nhiên có những điểm số cần phải được giữ kín. Giáo viên có thể đặt kế hoạch cho mình hệ thống kiểm tra riêng và thường xuyên (ví dụ: 1 tuần 1 lần, hoặc 3 tuần 1 lần,..v..v..). Tuy nhiên, giáo viên lưu ý chúng ta không dành hết thời gian giảng dạy chỉ để kiểm tra!.

Tạo ấn tượng tốt với giờ speaking đầu tiên

vàng cộng với sự chuẩn bị kĩ càng bạn hoàn toàn có thể làm chủ giờ lên lớp của mình. Hi vọng chia sẻ sau đây của Global Education sẽ giúp các bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp với học viên của mình ngay từ phút đầu tiên nhé!

1. Giáo án: Miêu tả ngoại hình - Describing appearance

 Giải thích đề bài cho học viên:

o Describe (v): miêu tả, mô tả; danh từ: description (n)  giới thiệu qui tắc chuyển những động từ có đuôi “-be” sang danh từ bằng cách chuyển thành đuôi “-ption”.

o Appearance (n): lấy ví dụ, từ đó để học viên rút ra ý nghĩa của từ: ngoại hình, bên ngoài. Có thể sử dụng cách sau: yêu cầu 1 học viên làm “người mẫu”, bạn lần lượt miêu tả các đặc điểm ngoại hình của học viên đó và đưa ra kết luận mở: “I am describing his/ her appearance. So appearance means…”

 Miêu tả một nhân vật trong vòng 30 giây:

o Yêu cầu bất kì một học viên nào trong lớp thực hiện nhiệm vụ (task) này (có thể gọi 2-3 học viên khác nhau)

o Take note lên bảng những từ và cấu trúc mà các học viên đó sử dụng.

 Nhận xét về những từ vựng mà học viên dùng, bổ sung bằng bài giảng về từ vựng (đã được chuẩn bị trước). Bạn và học viên cùng nhau nghiên cứu bài từ vựng, trong đó bạn hướng dẫn học viên cách phát âm, cách dùng từ và đưa ra các ví dụ minh họa.

 Chú trọng luyện phát âm cho học viên bằng tranh ảnh hoặc dụng cụ minh họa.

 Quay lại với bài tập miêu tả ngoại hình 1 người trong vòng 30 giây. Cho phép các học viên ghi âm giọng nói đoạn miêu tả của mình. Phần ghi âm sẽ được lưu và dùng làm tài liệu cho cả lớp cùng nghe và rút kinh nghiệm.

 Đưa ra một câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến miêu tả ngoại hình với ý nghĩa giáo dục sâu sắc, ví dụ: “You can’t’ judge a book by its cover”. Phân tích và đưa ra ví dụ cho học viên.

 Đưa ra 10 phút thảo luận về câu thành ngữ - cơ hội cho học viên thực hành kĩ năng giao tiếp (speak naturally) đồng thời cọ xát với kiến thức vừa học.

 Kết thúc buổi học: mời 1 cặp bất kì trình bày lại cuộc hội thoại của cặp đó, bạn và cả lớp sẽ cùng quan sát, lắng nghe trước khi ra về.

 Sau buổi học: bạn gửi email các tài liệu đã sử dụng trong buổi học (bản mềm tranh ảnh minh họa, file ghi âm giọng nói…) cho học viên nhằm làm cho bài học khắc sâu vào trí nhớ học viên.

2. Phong cách dạy: hạn chế thống trị vai trò giọng nói của mình trong giờ học - ngay cả khi giảng giải. Tăng cường sử dụng công nghệ trong giờ dạy nhằm tăng hứng thú và động lực cho học viên. Chú ý quan sát thái độ biểu hiện của học viên để có những phương án linh hoạt. Sự nhiệt tình cộng với một chút hài hước, hóm hỉnh xen lẫn đôi chút cách xử lí tình huống thông minh, khôn khéo sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình từ học viên của mình.

Một phần của tài liệu Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh (Trang 37 - 38)