Bí quyết giúp bạn cải thiện khả năng speaking

Một phần của tài liệu Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh (Trang 26 - 30)

I fa picture paint sa thousand words, that why can’ t paint you” (Nếu một bức tranh có

10 bí quyết giúp bạn cải thiện khả năng speaking

Mỗi người học tiếng Anh đều mong muốn có được giọng đọc giống như phát thanh viên của đài BBC hoặc CNN. Tuy nhiên, để có được giọng chuẩn và hay như thế thì những phát thanh viên ấy cũng đã phải luyện tập rất chăm chỉ.

Và đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể cải thiện khả năng nói và phát âm của mình.

1. Bạn hãy quan sát chuyển động của miệng của những người nói tiếng Anh tốt như những biên tập viên hoặc những diễn viên khi bạn xem ti vi. Sau đó, nhắc lại những gì họ nói. Không chỉ bắt chước từ ngữ mà bạn hãy cố bắt chước cả ngữ điệu của họ nữa. Hãy chú ý xem chỗ nào thì họ lên giọng, chỗ nào thì họ xuống giọng. Bạn có thể xem các chương trình trên một vài kênh truyền hình có giọng chuẩn như BBC, CNN hoặc HBO, v.v.

2. Trước khi bạn học được ngữ điệu đúng thì bạn hãy cố gắng nói thật chậm nhưng chính xác. Nếu bạn nói quá nhanh, có thể bạn sẽ phát âm sai hoặc nói sai ngữ điệu. Chính điều đó làm người bản ngữ khó có thể hiều bạn nói gì. Bạn đừng lo lắng về việc người nghe sẽ phải kiên nhẫn nghe bạn nói bởi điều quan trọng hơn cả là người ta phải hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt.

3. Bạn nên nghe những bài hát tiếng Anh vì hát cũng là một cách để luyện tập ngữ điệu rất hiệu quả đấy!

4. Sử dụng từ điển. Bạn hãy cố gắng làm quen với ký hiệu phiên âm trong từ điển và hãy cố luyện tập theo cách phiên âm chuẩn này. Đây là một cách tự học phát âm rất hữu ích.

5. Bạn có thể tự làm một danh sách những từ khó phát âm và sau đó nhờ người bản xứ phát âm những từ này cho bạn. Nếu bạn không thể nhớ được cách phát âm chính xác của những từ này thì bạn có thể ghi âm lại cách đọc đúng, nghe đi nghe lại nhiều lần và thực hành phát âm sao cho chuẩn. Sau đó, khi đã thành thạo, bạn có thể vừa nghe vừa nói ở cùng một thời điểm. 6. Bạn nên mua những cuốn sách dạy nói tiếng Anh có băng hoặc đĩa đi kèm. Ngoài cách học thông thường với những loại sách

này, bạn có thể đọc một phần trong cuốn sách, ghi âm lại và sau đó so sánh giọng đọc của bạn với giọng người đọc ở trong băng của cuốn sách đó.

7. Bạn hãy cố gắng thực hành phát âm những âm cuối của từ. Bạn hãy chú ý đến những từ tận cùng là “s”, “ed”, “t”, “p”, v.v. Thực hành phát âm những từ này sẽ giúp cho cơ miệng của bạn được cải thiện khi bạn nói tiếng Anh.

8. Mỗi ngày dành ra khoảng 15 đến 20 phút để thực hành phát âm tiếng Anh bằng cách đọc to thành tiếng các từ, các câu, các đoạn văn bằng tiếng Anh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn thực hành thường xuyên hàng ngày trong vòng 3 tháng thì cơ miệng của bạn sẽ phát triển phù hợp cho việc nói một ngôn ngữ mới.

9. Ghi âm lại giọng nói của bạn và nghe lại những từ mình phát âm sai. Mọi người thường ghét phải nghe giọng của chính mình và thường có xu hướng tránh nghe giọng mình nói. Tuy nhiên, đây là một cách thực hành khá quan trọng vì bằng cách này bạn có thể nhận ra những lỗi mà mình thường mắc phải.

10. Cuối cùng là bạn phải kiên nhẫn. Chỉ cần kiên nhẫn luyện tập thì bạn sẽ có thể cải thiện được khả năng nói của mình. Người Việt Nam vẫn có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim - Patience and time run through the longest day”, vì vậy, hãy chịu khó đầu tư thời gian và công sức vào việc học nói tiếng Anh để có thể nói được với giọng rất "Anh" nhé.

Học tiếng Anh ở shop – tại sao không?

Các bạn nữ đặc biệt thích đi mua sắm. Trong những dịp như thế, chúng ta cũng có thể thực hành và

luyện nói tiếng Anh, vừa nâng cao phản xạ trước một tình huống thực tế. Bạn hãy trang bị cho mình một số mẫu câu kha khá để có thể sử dụng trong những trường hợp này nhé!

 Bạn bước vào cửa hàng và người bán hàng (shop assistant) tươi cười đón chào bạn và hỏi bạn Can I help you?. Đây có lẽ là câu cửa miệng của tất cả các shop assistant. Đây là một câu hỏi rất đơn giản nhưng lại giúp người bán hàng nắm bắt được nhu cầu và mục đích của khách hàng để có thể trở thành một người bán hàng hữu ích và giúp đỡ khách hàng chọn lựa được món đồ ưng ý. Vậy khi được hỏi câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời: I need … (Tôi cần…..). Đây là câu trả lời đơn giản và thông dụng nhất. Bạn có thể gọi tên trực tiếp đồ vật mình muốn mua:

 I need a yellow silk scarf. (Tôi muốn mua một cái khăn lụa màu vàng).

 Hoặc bạn có thể nói lên các yêu cầu của mình để người bán hàng giúp bạn:

 I need a bracelet to match this outfit. (Tôi muốn mua một cái vòng cổ để họp với bộ trang phục này).

 I need a bigger size. (Tôi muốn đổi lấy cỡ lớn hơn).

 Còn nếu bạn chỉ muốn ngắm nghía chứ chưa xác định được chính xác mình muốn mua gì, bạn có thể nói:

 I’m just looking. (Tôi đang ngắm mấy thứ).

 Sau đây là một số mẫu câu thông dụng khác bạn có thể sử dụng khi đi shopping:

 Where can I buy post cards? (Tôi có thể mua một vài tấm bưu thiếp ở đâu?)

 Where can I get a film for my camera? (Tôi có thể mua phim cho máy quay của tôi ở đâu?)

 Where can I find newspapers? (Tôi có thể mua báo ở đâu?)

 Are these bottles returnable? (Những cái hộp này có thể trả lại được à?)

 It doesn't fit me. (Cái này tôi mặc không vừa).

 It doesn't suit me. (Nó không hợp với tôi).

 I don't like it. (Tôi không thích nó).

 It's too small / big / wide / tight / expensive. (Nó quá nhỏ/ to/ rộng/ chật/ đắt).

 I'm size ... (Cỡ của tôi là….).

 Have you got this in another size / colour? (Bạn có cái này nhưng cỡ khác/ màu khác không?)

 May I try this on, please? (Tôi có thể thử nó được không?)

 Where can I try this on, please? (Phòng thử đồ ở đâu?)

 How much is it? (Cái này giá bao nhiêu?)

 Where is the cash desk / till? (Quầy tính tiền ở đâu?)

 Could I get a receipt, please? (Anh/ Chị viết cho tôi cái hóa đơn được không?)

 Could I get a (plastic) bag, please? (Cho tôi cái túi nilon).

 (I'm afraid/ Sorry) I don't have any change. (Tôi không muốn đổi gì nữa cả).

 Do you accept credit cards? (Ở đây có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?)

Tuy nhiên nếu bạn làm việc tại một cửa hàng và là một shop assistant thì bạn sẽ phải nói như thế nào? Ngoài câu hỏi Can I help you?, bạn còn có thể sử dụng một số mẫu câu phổ biến sau đây:

 Can I help you? (Tôi có thể giúp gì cho bạn)

 What can I do for you? (Tôi có thể làm gì để giúp bạn?)

 Are you being served? (Bạn có cần phục vụ không?)

 Sorry, we don't sell ……. (Xin lỗi, ở đây chúng tôi không bán…..)

 Anything else? (Bạn có muốn mua thêm cái gì khác không?)

 Buy two for the price of one. (Mua một tặng một).

 How much / many would you like? (Bạn muốn mua bao nhiêu?)

 What size do you take? (Bạn muốn lấy cỡ nào?)

 Sorry, we are out of ….. (Xin lỗi, chúng tôi đã hết hàng).

 Would another colour do? (Bạn có muốn lấy màu khác không?)

 Would you like to try it on? (Bạn có muốn thử nó không?)

 The fitting room is over there. (Phòng thử ở phía đằng kia).

 The dress suits you very well. (Cái váy này rất hợp với bạn).

 Pay at the cash desk / till, please. (Hãy thanh toán ở quầy tính tiền).

 I'll take this to the cash desk / till for you. (Tôi sẽ mang cái này tới quầy tính tiền cho bạn).

 Here you are. / Here you go. (Đồ của bạn đây).

 You're welcome. (Chào mừng bạn).

 That's ……VND altogether. (Tổng cộng là……VND).

 You don't happen to have any change, do you? (Bạn không muốn đổi nữa phải không?)

 Here's your change. (Đây là đồ mà bạn muốn đổi).

Trên đây là một số mẫu câu thường gặp trong các cuộc hội thoại khi thực hiện quá trình mua, bán, Global Education hi vọng bạn sẽ tự tin hơn khi đi mua sắm trong môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.

Mẹo đọc một quyển sách Tiếng Anh khó

Mặc dù bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng đọc nhưng đôi khi có những quyển sách làm bạn lúng túng. Có thể là do chủ đề của cuốn sách khá mới mẻ với bạn nhưng cũng có thể là do từ ngữ được sử dụng mang tính học thuật cao. Global Education muốn chia sẻ với bạn một vài mẹo nhỏ để đọc một cuốn sách khó trở nên dễ dàng hơn.

1. Đầu tiên là bạn phải tìm nơi để đọc sách, đó là nơi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để đọc. Nói cách khác, đó là nơi bạn đọc “vào” nhất. Vậy thì đó là nơi nào. Mỗi người có một nơi đọc sách ưa thích khác nhau. Người thì cảm thấy thoải mái nhất khi ngồi trên bàn học bên cạnh cửa sổ của mình, có người lại chỉ có thể đọc sách khi ở trong thư viện, có người lại thích ngồi trên bãi cỏ hay ngồi ở trên ghể đá cạnh hồ, thậm chí có người còn cảm thấy thoải mái nhất khi được ngồi trên cây để đọc sách. Nói tóm lại là sở thích của mỗi người khác nhau vì vậy bạn hãy tuỳ theo sở thích của mình mà chọn nơi đọc sách lý tưởng nhất cho mình. Nhưng đa số mọi người không thể đọc được nếu nơi đó quá ồn ào, còn một số người thì khả năng tập trung cao đến nỗi họ đọc và nghiên cứu được ở khắp mọi nơi. Nơi đọc sách cực kỳ quan trọng nhất là khi bạn đọc một cuốn sách khó, vì một khi bạn đã không thể tập trung thì bạn sẽ không hiểu gì hết và đương nhiên là bạn sẽ không muốn tiếp tục đọc nữa mà muốn quẳng cuốn sách đó đi ngay và như thế thì nói gì đến các bước tiếp theo. Vì vậy, điều đầu tiên phải làm là chọn một chỗ ngồi đọc sách tốt đã nhé.

2. Thứ hai là hãy luôn mang theo quyển từ điển khi bạn đọc sách. Vì đây là một cuốn sách khó nên chắc chắn sẽ có nhiều từ bạn không hiểu nghĩa,lúc đó quyển từ điển sẽ phát huy tác dụng. Thêm vào đó, nếu bạn có thể kiếm được những tài liệu tham khảo liên quan đến

cuốn sách thì cũng nên mang theo khi đọc sách vì chúng sẽ rất hữu dụng đấy, vì nếu có thuật ngữ hoặc dẫn chiếu nào không hiểu thì bạn có thể dùng tài liệu tham khảo này để đối chiếu.

3. Bạn nên nhìn qua phần mục lục để xem cấu trúc của cuốn sách như thế nào và cách tác giả sắp xếp nội dung ra sao. Bạn cũng nên đọc cả phẩn giới thiệu của cuốn sách nữa vì phần này sẽ cho bạn biết một vài ý cơ bản của cuốn sách, trong phần này tác giả thường nêu ra một vài ý quan trọng như những thông tin nào sẽ có trong cuốn sách, phương pháp và quy mô của nghiên cứu và tại sao những thông tin này lại quan trọng.

4. Đừng bao giờ để cuốn sách làm bạn cảm thấy nản lòng. Cho dù chán đi chăng nữa thì bạn cũng hãy cố gắng đọc hết cuốn sách để ít nhất thì bạn có thể hiểu được cuốn sách nói về cái gì, các nhân vật chính là ai, chuyện gì đã xảy ra với họ, những chuyện quan trọng đã xảy ra trong bối cảnh nào, v.v. Kỹ năng này được gọi là kỹ năng skimming mà Global Education đã có dịp giới thiệu với các bạn, nhưng bạn cũng nên cố gắng đọc càng nhiều càng tốt. Khi bạn đã đọc qua một lượt cuốn sách rồi thì ít nhất bạn cũng hiểu cuốn sách đó muốn viết về cái gì và tác giả đã cố gắng ra sao để hoàn thành cuốn sách đó. Như thế thì khi đọc lại cuốn sách và những tài liệu liên quan đến cuốn sách bạn sẽ không cảm thấy nó quá khó nữa.

5. Nếu cuốn sách đó là của bạn thì bạn nên dùng bút highlight để đánh dấu những ý, những câu hoặc những từ quan trọng. Còn nếu trong trường hợp bạn muốn giữ cho cuốn sách của mình vẫn còn y như mới thì bạn có thể cẩn thận ghi notes những ý quan trọng vào một tờ giấy khác đừng quên kèm theo số trang. Để dễ tìm thì bạn có thể đánh dấu những phần, những chương bạn không hiểu để sau đó quay lại đọc những phần này một cách kỹ hơn.

6. Nếu bạn cảm thấy mỏi mắt khi đọc thì tốt nhất là hãy dừng đọc một lúc để cho mắt có thời gian thư giãn và dành thời gian này để suy nghĩ về cuốn sách, sắp xếp lại các ý mình vừa đọc theo một trình tự logic nhất định. Viết ra những câu hỏi, những băn khoăn thắc mắc mà bạn có (cho đến lúc bấy giờ) về nội dung, nhân vật, tác giả, hoàn cảnh, v.v.

Nếu các định nghĩa vẫn còn quá khó hiểu đối với bạn thì bạn nên dùng biểu đồ hình cây để phân loại lại các ý, dùng hình ảnh hoặc màu sắc để minh hoạ cho các ý quan trọng. Bạn cũng có thể cùng nói chuyện với các bạn của mình về cuốn sách này. Hãy nói lên suy nghĩ và cảm xúc của bạn khi đọc cuốn sách.

Những cuộc nói chuyện như thế sẽ rất hữu ích vì bạn không những có thể hiểu thêm được nội dung trong sách mà còn có thêm một cách nhìn mới về một vấn đề vì mỗi người có một quan điểm khác nhau về cùng một sự vật, sự việc.

7. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng đọc quá lâu vì như thế bạn sẽ nản và không muốn đọc tiếp nữa. Thêm vào đó, nếu bị ngắt quãng một thời gian dài thì khi đọc lại cuốn sách bạn sẽ chẳng nhớ nỗi mình đã đọc đến đâu rồi. Thậm chí bạn còn quên luôn cả một vài chi tiết quan trọng về nội dung cuốn sách nữa cơ. Có khi bạn còn quên luôn là tại sao mình phải đọc cuốn sách đó nữa ấy chứ. Vậy nên bạn hãy cố gắng đọc liên tục để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhé.

8. Khi bạn đã đọc hết một lượt cuốn sách bạn nên dành thời gian để đọc lại nó một lần nữa để hiểu sâu hơn về một vấn đề mà bạn đã hiểu trong lần đọc trước và hiểu những vấn đề mà bạn chưa hiểu. Nếu bạn đang đọc một cuốn tiểu thuyết thì khi đọc lại bạn hãy thử kể lại câu chuyện đó cho người khác. Cách này vừa giúp bạn ghi nhớ lại cốt truyện lâu lại vừa có thể thực hành kỹ năng nói. Một điều bạn nên chú ý là khi đọc lại cuốn sách bạn hãy cố dành nhiều thời gian để đọc những đoạn văn, những chương mà bạn không hiểu và đã bỏ qua trong lần đọc đầu tiên. Sau đó, hãy tìm ra mối liên kết giữa phần bạn đang đọc và phần bạn đã đọc.

9. Nếu sau khi sử dụng tất cả những cách trên mà bạn vẫn không hiểu được cuốn sách nói gì thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Họ sẽ trả lời cho bạn mọi thắc mắc về cuốn sách và những băn khoăn của bạn. Nhưng nên nhớ, những câu hỏi của bạn phải thật cụ thể, đừng bao giờ hỏi những câu chung chung, vì như thế giáo viên sẽ hiểu rằng bạn chưa từng đọc kỹ cuốn sách mà đã vội vã hỏi họ. Giáo viên sẽ hiểu rằng bạn là người ỷ lại và lười suy nghĩ nên họ sẽ không giúp bạn đâu. Giáo viên còn có thể sẽ đưa ra cho bạn những cách đọc sách hữu ích khác để bạn đỡ “vất vả” hơn với cuốn sách tiếp theo.

10. Lưu ý rằng, khi đọc một cuốn sách khó thì bạn cần phải có ít nhất là những thứ sau đây: thời gian, từ điển, bút viết, bút highlight, giấy, cái đánh dấu trang sách và cả sự kiên nhẫn nữa. Bạn hãy cố gắng chuẩn bị đầy đủ những thứ đó trước khi bắt đầu đọc để không cảm thấy chán nản khi đọc vì khi cần những vật dụng cần thiết thì cứ phải chạy đi tìm.

Kỹ năng skimming

Đọc là một kỹ năng quan trọng trong việc học tiếng Anh. Đọc hiệu quả giúp học viên thu thập được nhiều thông tin cần thiết và có tư duy tổng quan về một vấn đề. Trong tất cả các bài kiểm tra đều có một phần kiểm tra các kỹ năng đọc. Skimming (kỹ năng đọc lướt, đọc nhanh) là một trong những kỹ năng quan trọng và rất hữu ích trong nhiều trường hợp.

Skimming cho phép học viên nắm được ý chính trong bài một cách nhanh chóng vì skimming có nghĩa là nhìn lướt nhanh qua bài đọc để biết xem bài đó viết về cái gì. Bạn hãy nói cho học viên biết cách đọc nhanh, đọc lướt và một số mẹo nhỏ để đọc nhanh mà vẫn bắt được đúng ý chính như: Không nên đọc từng câu, từng từ mà chỉ nên đọc một, hai câu đầu hoặc một, hai câu cuối trong đoạn văn mà thôi vì hầu hết các đoạn văn trong tiếng Anh đều viết theo kiểu diễn dịch (ý chính thường nằm ở câu đầu tiên hoặc câu thứ hai của

Một phần của tài liệu Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh (Trang 26 - 30)