Ba thành tố thuộc cấu trúc nhân cách con người Việt Nam có quan hệ với nhau như thế nào ?

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 58 - 62)

6- Nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài có quan hệ với nhau như thế nào? nào?

Gợi ý :

— Đều nhắm đến hai mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người.

— Nâng cao dân trí là nền tảng để đào tạo nhân lực, nhưng đào tạo nhân lực cũng góp phần nâng cao dân trí.

— Nâng cao dân trí cho phép chúng ta có nhiều cơ hội để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

7- Cấu trúc nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gồm những thành tố nào ?

Gợi ý :

— Tri thức (làm chủ tri thức khoa học cả 3 phương diện : sự kiện; quan hệ bản chất và phương pháp tiếp cận; tư duy sáng tạo).

— Kĩ năng thực hành giỏi.

— Thái độ với bản thân (có sức khoẻ, tính tích cực cá nhân, kỉ luật, đạo đức trong sáng), với lao động đời sống xã hội (có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, kỉ luật và có ý thức cộng đồng) và với tổ quốc, dân tộc (trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, kiên cường bảo vệ và xây dựng tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

8- Ba thành tố thuộc cấu trúc nhân cách con người Việt Nam có quan hệ với nhau như thế nào ? nào ?

Gợi ý :

— Thống nhất trong một con người.

— Tri thức phải đi đến hình thành các kĩ năng tương ứng mới có khả năng thực hành, tác động vào cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

— Tri thức khoa học, kĩ năng nghề phải gắn với thái độ tích cực xây dựng cuộc sống, tham gia vào công cuộc đổi mới xã hội, qua đó học hỏi thêm những tri thức và kĩ năng mới.

Tư liu

* Quan niệm về một xã hội phát triển trong giai đoạn hiện nay

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, sự tăng trưởng kinh tế (tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP) là phát triển, và thước đo phát triển của một quốc gia này so với quốc

gia khác. Còn con người chỉ được coi là một loại “vốn”, một loại công cụ để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tương tự như “vốn tài nguyên” v.v.

Nhưng trên thực tế, sự tăng trưởng kinh tế (những quốc gia giàu có) nhưng tuổi thọ, trình độ học vấn của dân cư rất thấp, còn tỉ lệ chết của trẻ em lại khá cao.

Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tư tưởng “con người và sự phát triển con người là mục tiêu quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội” đã trở nên khá phổ biến và được ủng hộ rộng rãi.

* Các thành tố tham gia vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân

Sự tương tác giữa 5 phạm trù như sau :

Management : Quản lí

Manpower* : Nhân lực

Money : Tài lực

Material : Vật lực nguyên liệu Machinoequyment : Vật lực máy móc

* Một số tư tưởng về phát triển toàn diện con người qua các giai đoạn xã hội

Tư tưởng phát triển toàn diện, hài hoà con người đã được đề ra trước khi Chủ nghĩa Mác ra đời. Tuy nhiên họ không vạch ra con đường để thực hiện, không gắn với nhu cầu, kết quả của sự phát triển xã hội. Ví dụ :

Chiếm hữu nô lệ : Con người mà giáo dục phải vươn tới :

— Phát triển hài hoà vẻ đẹp tinh thần và thể chất bằng cách cho con người tiếp xúc với nghệ thuật, nền văn hoá tinh thần và tập luyện thể dục.

Đầu Trung cổ : Tư tưởng con người hài hoà bị cấm vì người ta tôn thờ chủ nghĩa khổ hạnh, cấm dục và hạn chế các nhu cầu tinh thần.

Phục hưng : tư tưởng con người hài hoà lại thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục - nhân văn chủ nghĩa.

— Sùng bái vẻ đẹp thân thể.

— Kêu gọi thưởng thức nghệ thuật âm nhạc, văn chương.

Mác và ăngghen :

— Mục tiêu vĩ đại của công cuộc xây dựng CSCN gắn liền với việc thực hiện ước mơ của loài người là phát triển toàn bộ sự phong phú của bản chất con người và tài năng sáng tạo của con người.

— Con người phát triển toàn diện là sự thống nhất giữa giáo dục trí tuệ và phát triển thể lực, kết hợp với giáo dục kĩ thuật và sự tham gia của thanh niên vào hoạt động lao động sản xuất [10, 79].

— Quan điểm trên không ngụ ý :

+ Sự phát triển như nhau ở tất cả mọi người.

+ Phát triển hết thảy những mầm mống và năng lực.

Lênin : Phản đối cách giải thích bóp méo khái niệm “phát triển toàn diện khác phát triển ngang giá trị”.

— Phát triển toàn diện chỉ :

+ Tạo ra những điều kiện như nhau cho tất cả mọi người trong đó tài năng, năng lực của mọi người có khả năng bộc lộ và phát huy.

+ Tài năng, năng lực của mỗi người khác nhau và có thể được kết hợp rất đa dạng.

Lênin đã nói : Nhà trường phải là công cụ phát triển toàn diện và phát hiện mọi tài năng tiềm ẩn trong con người.

* Các thành tố trong hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục mầm non : Nhà trẻ, Mẫu giáo. Giáo dục tiểu học .

Giáo dục trung học cơ sở . Giáo dục trung học phổ thông.

Giáo dục nghề nghiệp : Dạy nghề (1-2 năm), Trung học chuyên nghiệp (1-2 năm), Trung học chuyên nghiệp (3-4 năm).

Giáo dục đại học : Cao đẳng (3 năm), Đại học (4-6 năm).

Chủđề 5

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 58 - 62)