Giáo dục và sự phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 36 - 37)

3.1- Khái nim v giáo dc

— Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục phụ thuộc môi trường xã hội.

— Giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách toàn vẹn, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của con người. Vì thế giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường.

— Giáo dục được hiểu là hệ thống các tác động tự giác trong hệ thống trường học và các trung tâm giáo dục của xã hội (trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiệm ma tuý v.v.).

3.2- Vai trò ca giáo dc đối vi s phát trin nhân cách

— Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua việc xây dựng mục tiêu giáo dục cho từng cấp học, từng trường học.

— Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách bằng việc xây dựng nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu đã đề ra.

— Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố khác như di truyền, môi trường không thể có được.

— Giáo dục có thể bù đắp lại những thiếu hụt do di truyền, bệnh tật gây ra (các trường giáo dục đặc biệt dành cho những người khuyết tật).

— Giáo dục cải tạo môi trường xấu, uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu do ảnh hưởng tiêu cực, tự phát của môi trường theo chiều hướng mong muốn.

— Giáo dục có thể đi trước hiện thực, thúc đẩy nó phát triển.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 36 - 37)