Cơ sở xác định mục đích giáo dục

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 43 - 45)

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, một quá trình xã hội, giáo dục chịu sự quy định và chi phối bởi các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học công nghệ, tính phức tạp, muôn vẻ của môi trường kinh tế - hội.

2.1- Cuc cách mng khoa hc công ngh trong thi đại ngày nay phát triển như vũ bão với các đặc điểm cơ bản sau : như vũ bão với các đặc điểm cơ bản sau :

— Sự bùng nổ thông tin (thông tin mới xuất hiện nhiều, nhanh, thông tin cũ bị lạc hậu).

— Sự ra đời và phổ cập của nhiều thế hệ máy tính điện tử đã làm thay đổi quy mô và tính chất của lao động (nền kinh tế đa quốc gia với quy mô vừa và nhỏ) thay đổi các nhóm ngành nghề (cả lao động chân tay và trí óc).

Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tri thức là quyền lực, là chìa khoá cuối cùng mở vào cánh cửa tương lai, là công cụ chủ yếu tạo ra sự phát triển [Bacon].

2.2- Cách mng xã hi

Nhân loại bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên với nhiều hi vọng và lo lắng. — Hi vọng : Khả năng gìn giữ và củng cố hoà bình trên phạm vi toàn thế giới với sự phát triển mới về khoa học công nghệ.

— Lo lắng : Xung đột về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo; sự bùng nổ dân số, suy giảm môi trường và sinh thái, nạn thất nghiệp, v.v.

Trong tình hình kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của thời đại mới, quốc gia nào đầu tư cho giáo dục nhiều nhất quốc gia đó có cơ hội cạnh tranh trong cuộc chạy đua vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của sự bùng nổ thông tin, kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức. Bởi vì :

— Trong tương lai, lợi thế thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo ngang tầm với yêu cầu cao của nền công nghiệp hiện đại.

— Lợi thế thuộc về những quốc gia có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao giữ vai trò tổ chức, điều khiển quy trình sản xuất.

— Khuynh hướng của giáo dục là hướng tới “một xã hội học tập. Học là công việc của tất cả mọi đối tượng trong xã hội và phải được thực hiện liên tục suốt đời. Vì thế, không gian học tập không chỉ là học ở nhà trường mà cả trong mọi việc của đời sống thực tế của con người.

2.3- Chiến lược phát trin kinh tế - xã hi ca Vit Nam trong giai đon hin nay hin nay

— Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước đã ảnh hưởng tích cực đến mỗi cá nhân như :

+ Phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của con người, kích thích con người nắm bắt nhanh nhạy yêu cầu của kinh tế - xã hội.

+ Đòi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam khả năng thích nghi trước những biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội, năng động và sáng tạo, có tri thức văn hoá, khoa học, có kĩ thuật nghề nghiệp vững vàng, có phẩm chất đạo đức và thái độ đúng đắn, v.v. — Đảng và nhà nước đã xác định chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo để phục vụ tích cực và thường xuyên cho nền kinh tế - xã hội, cụ thể là :

1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.

2- Giáo dục và đào tạo phải đi trước sự phát triển kinh tế - xã hội 3- Đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển.

4- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng trong giáo dục.

5- Giáo dục và đào tạo phải gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với tiến bộ của thời đại.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)