Hoạt động giao lưu là nhân tố quy định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 37 - 39)

không quyết định hoàn toàn sự phát triển nhân cách. Để giáo dục giữ vai trò chủ đạo, cần phải :

+ Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục.

+ Giáo dục phải phát huy triệt để các điều kiện bên trong bao gồm cả những điều kiện về bẩm sinh di truyền.

+ Giáo dục trong nhà trường phải phối kết hợp với giáo dục trong gia đình và xã hội.

4- Hot động - giao lưu là nhân tố quy định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. triển nhân cách.

— Cùng với quá trình sống và tồn tại, con người luôn tác động vào hiện thức khách quan để làm quen với nó, hiểu biết về nó và cải tạo nó phục vụ cho các mục đích sống của mình. Nhờ vậy, cá nhân nhận thức được hiện thực và đồng thời nhận thức về chính mình.

— Trong hoạt động, cá nhân nắm được các tri thức về đặc điểm, tính chất của đối tượng, các tri thức về cách thức hành động với đối tượng và cả các tri thức về cách thức tổ chức các dạng hoạt động.

— Trong hoạt động, cá nhân luôn hoạt động cùng với người khác. Trong quá trình hoạt động cùng nhau, cá nhân có được hệ thống kinh nghiệm xã hội và ứng xử xã hội, có được những hiểu biết về chính mình thông qua sự phản ứng của các thành viên cùng hoạt động, qua đó mà điều chỉnh và phát triển nhân cách cá nhân.

— Cần phải tổ chức tốt các loại hình hoạt động cho học sinh như hoạt động học tập, lao động sản xuất, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, vui chơi giải trí một cách phong phú, sinh động, hấp dẫn; cần chú trọng chuẩn bị cho các em lựa chọn mục đích và các phương tiện hoạt động; phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của các em khi tham gia các hoạt động (như biết đề ra kế hoạch, phân công và hợp tác thực hiện kế hoạch, tự kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch).

Nhiệm vụ của hoạt động

Nhiệm vụ 1 : Nhận thức chủ đề xêmina. Làm việc cả lớp.

Chủ đề xêmina : Trong bài thơ Nửa đêm trích trong tập Nhật kí trong tù, Hồ Chủ Tịch đã viết : Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn.

Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Hãy làm sáng tỏ quan điểm giáo dục về sự phát triển nhân cách trong câu thơ trên.

— Xác định các dấu hiệu bản chất trong tình huống (gạch chân các từ, cụm từ quan trọng trong tình huống).

— Xác định các yêu cầu (nhiệm vụ) của chủ đề xêmina. — Nhóm học tập nhận nhiệm vụ chuẩn bị chủ đề xêmina.

Nhóm 1 : Nêu khái niệm nhân cách và sự hình thành nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách; giải thích vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

Nhóm 2 : Giải thích vai trò của môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

Nhóm 3 : Chứng minh giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

Nhóm 4 : Giải thích vai trò của họat động - giao lưu trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

— Trao đổi cả lớp về các điều kiện cần và đủ để chuẩn bị chủ đề xêmina.

Nhiệm vụ 2 : Chuẩn bị chủ đề xêmina.

— Nhóm học tập lên kế hoạch thực hiện chủ đề xêmina, bao gồm :

+ Xác định tất cả các công việc phải thực hiện khi chuẩn bị chủ đề xêmina và cách tiến hành.

+ Xác định mức độ đạt đến cho từng công việc của nhóm, thời gian làm việc nhóm.

+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm, nhóm trưởng, thư kí. + Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, xin ý kiến góp ý của giảng viên, nhóm điều chỉnh kế hoạch.

— Cá nhân và nhóm thực hiện kế hoạch chuẩn bị chủ đề xêmina.

+ Cá nhân tìm và đọc các nguồn thông tin liên quan đến chủ đề xêmina của nhóm, viết đề cương chi tiết (chú ý phương pháp đọc và ghi chép khi đọc sách, phương pháp tóm tắt thông tin từ các ghi chép).

+ Trao đổi nhóm thống nhất đề cương chi tiết chủ đề xêmina của nhóm (về cấu trúc nội dung, lôgic của vấn đề, các nhận xét, kết luận và tồn tại cần làm rõ).

+ Đại diện nhóm viết tham luận (báo cáo) xêmina của nhóm trình bày trên lớp (dung lượng kiến thức, tính hệ thống, tính lôgic của vấn đề, câu văn, hình ảnh, sơ đồ).

+ Trao đổi trong nhóm thống nhất báo cáo chủ đề xêmina của nhóm, xin ý kiến giáo viên bộ môn, phôtô báo cáo gửi cho các nhóm khác trong lớp trước khi xêmina ở trên lớp 1 tuần.

+ Viết tóm tắt báo cáo, chế bản trên máy vi tính hoặc phim plastic để trình bày trên lớp trong buổi xêmina (lựa chọn các nội dung chính, các thông tin quan trọng, những thắc mắc cần làm sáng tỏ, thao tác với các thiết bị kĩ thuật).

Nhiệm vụ 3 : Thực hiện chủ đề xêmina ở trên lớp. Làm việc cả lớp.

1- Mở đầu

— Các nhóm học tập thông báo tình hình chuẩn bị chủ đề xêmina (đề cương cá nhân, tham luận của nhóm, và bản tóm tắt những nội dung chính định trình bày trước lớp, phương tiện báo cáo v.v.).

2- Phát triển

— Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu trong thời gian 10 phút (báo cáo viên phải chọn những nội dung thiết yếu nhất của tham luận để trình bày trước tập thể lớp; những báo cáo sau không cần lặp lại những nội dung trùng với báo cáo

trước, mà nên nhận xét và nói rõ quan điểm của nhóm mình về nội dung của báo cáo trước đó, nêu câu hỏi cần làm rõ trong báo cáo trước).

— Thảo luận, tranh luận tập thể về nội dung của từng báo cáo đã trình bày.

+ Giáo sinh có thể đưa ra các lời giải thích khác nhau về một vấn đề, bổ sung các ý để hoàn chỉnh câu trả lời cho câu hỏi; lật đi lật lại các ý quan trọng, nêu câu hỏi cho giáo viên và cho bạn cùng học (chú ý câu hỏi nêu ra phải ngắn, rõ ý cần hỏi, chỉ hỏi về một vấn đề, không nên đưa ra các câu hỏi chứa sẵn câu trả lời).

+ Giáo sinh tự điều chỉnh suy nghĩ, ý kiến cá nhân dựa trên các câu trả lời của bạn và các gợi ý của giáo viên.

3- Kết thúc

— Giáo sinh tự phân tích các ý kiến đúng sai.

— Giáo sinh nhận xét và ghi nhận những đóng góp của bạn, nhóm bạn.

— Giáo sinh chính xác hoá, hệ thống hoá kiến thức trong chủ đề xêmina bằng các

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 37 - 39)