2.1. Những tiền đề của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn Đảng, toàn dân là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Do đó, hệ thống giáo dục phải thay đổi cơ cấu làm cho nhà trường thích ứng với những đặc điểm của cơ cấu kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho số đông người có thể được học. Để làm được điều này, hệ thống giáo dục quốc dân phải thể hiện tính đa dạng trong cấu trúc các loại hình đào tạo và tính đa dạng trong việc thiết lập các mạng lưới trường học.
2.2. Những quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hạn và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thường xuyên nâng cao dân trí của toàn dân.
— Quan điểm định hướng phát triển giáo dục : Giáo dục là quốc sách hàng đầu, xây dựng nền giáo dục nhân dân, dân tộc và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; liên kết hữu cơ giữa phát triển giáo dục với phát triển kinh tế; phát triển giáo dục trên nền tảng các giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại; xây dựng một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội có thể học tập suốt đời.
— Mục tiêu phát triển giáo dục : Xây dựng một nền giáo dục có quy mô phù hợp, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực, dân trí và nhân tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân, phát huy cao độ nội lực, sử dụng có hiệu quả sự hợp tác quốc tế để hoàn chỉnh hệ thống giáo dục, trong đó xây dựng một bộ phận có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Vì thế, hệ thống giáo dục quốc dân phải được xây dựng với sự quan tâm của mọi ngành, mọi cấp; hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục v.v.
2.3- Những khả năng cụ thể của đất nước
— Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.
— Đời sống vật chất còn nghèo nàn, cơ sở kĩ thuật còn lạc hậu, việc ứng dụng các thành tựu khoa học còn chậm và kém hiệu quả.
— Giáo dục của nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành quả đáng tự hào, tuy nhiên vẫn còn những bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, loại hình trường lớp, phân luồng, tuyển dụng v.v.
Do đó, khi xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân phải được tính toán dựa trên khả năng hiện thực của phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội.
2.4- Kế thừa kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền giáo dục của dân tộc Việt Nam Nam
— Xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân phải kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm đã làm cho hệ thống giáo dục quốc dân ở giai đoạn trước tồn tại và phát triển.
2.5- Quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, quản lí giáo dục giữa các giai đoạn trong hệ thống các giai đoạn trong hệ thống
— Hệ thống giáo dục quốc dân là một chỉnh thể bao gồm trong nó những hệ thống con có quan hệ chặt chẽ mang tính quy luật, đồng thời mỗi hệ thống con lại mang tính độc lập tương đối, và đều chịu sự quy định của mục tiêu kinh tế - xã hội.
— Việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo sự đa dạng hoá, chuẩn hoá, liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại học và sau đại học; phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; phát triển mạng lưới trường lớp khắc phục bất hợp lí về cơ cấu trình độ, ngành nghề, cơ cấu vùng; ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.