Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 54 - 57)

3.1- V cơ cu

Kể từ tháng 12/1998, sau khi Luật giáo dục đã được Quốc hội thông qua, thì cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân gồm :

— Giáo dục mầm non, bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo.

+ Nhà trẻ, thời gian học là 3 năm, các cháu từ 3 đến 4 tháng tuổi được nhận vào học (bao gồm cả giáo dưỡng và giáo dục).

+ Mẫu giáo, thời gian học là 3 năm, nhận trẻ vào học từ 3 tuổi đến 6 tuổi. — Giáo dục phổ thông gồm bậc tiểu học và bậc trung học.

+ Bậc tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 11 tuổi, học 5 năm, nhận trẻ đủ 6 tuổi vào học; cuối lớp 5 trẻ thi lấy bằng tốt nghiệp tiểu học.

+ Bậc trung học, chia làm 2 giai đoạn :

* Trung học cơ sở, học 4 năm, nhận học sinh từ 11 tuổi đã có bằng tiểu học vào học; học hết năm lớp 9 thì thi lấy bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

* Trung học phổ thông, học 3 năm, nhận học sinh tròn 15 tuổi, có bằng trung học cơ sở vào học, cuối năm lớp 12 thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (bằng tú tài).

— Giáo dục nghề nghiệp bao gồm :

+ Trung học chuyên nghiệp, học từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; từ 1 đến 2 năm đối với những người có bằng trung học phổ thông.

+ Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học; học 1 năm với chương trình dạy nghề ngắn hạn, từ 1 đến 3 năm đối với chương trình dạy nghề dài hạn.

— Bậc giáo dục đại học và sau đại học gồm :

* Trình độ cao đẳng, học 3 năm, tuyển các học sinh từ 18 tuổi, có bằng tú tài hoặc trung học chuyên nghiệp, tốt nghiệp cấp bằng cao đẳng.

* Trình độ đại học, học từ 4 đến 6 năm tuỳ theo ngành, nghề đào tạo, tuyển học sinh từ 18 tuổi, có bằng tú tài, trung học chuyên nghiệp; học từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

+ Giáo dục sau đại học, đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

* Đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện trong 2 năm đối với người tốt nghiệp đại học. * Đào tạo tiến sĩ từ 2 đến 4 năm (tuỳ từng đối tượng có bằng thạc sĩ hay cử nhân). Bảo vệ xong được cấp bằng tiến sĩ.

3.2- Các loi hình trường lp và phương thc đào to

— Các loại hình trường lớp

Mỗi bậc học có nhiều loại hình trường khác nhau như trường công lập, trường bán công, trường dân lập và trường tư (tư thục).

Có thể thành lập các loại trường riêng, có tính chất đặc biệt dành cho các đối tượng có năng khiếu hoặc trẻ có khuyết tật, trẻ vì lí do xã hội, kinh tế mà đi học chậm hoặc bỏ học.

— Phương thức đào tạo

Mỗi bậc học, trường học, ngành học được tổ chức giáo dục - đào tạo theo nhiều phương thức khác nhau như hệ dài hạn, hệ ngắn hạn; hệ tập trung và hệ không tập trung; hệ bồi dưỡng; hệ đào tạo từ xa v.v.

Việc đa dạng hoá các loại trường và các loại hình giáo dục - đào tạo nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho mọi công dân có nhu cầu, có điều kiện đều có thể theo học, góp phần thực hiện các chính sách giáo dục, thực hiện công bằng xã hội.

Mỗi người học, khi đạt đầy đủ những yêu cầu về một văn bằng hoặc chứng chỉ quy định thì người học sẽ được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định. Văn bằng và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đều do Nhà nước thống nhất quản lí, chỉ có Thủ trưởng các cơ quan giáo dục được Nhà nước cho phép tổ chức kì thi tương ứng mới được cấp các chứng chỉ và văn bằng theo luật định.

Nhiệm vụ của hoạt động 3

Nhiệm vụ 1 : Nhận thức về khái niệm “Hệ thống giáo dục quốc dân”. Làm việc cả lớp.

— Giáo sinh chú ý lắng nghe, ghi chép để hiểu các dấu hiệu của khái niệm hệ thống giáo dục quốc dân và cơ sở xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhiệm vụ 2 : Xác lập cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân. Làm việc theo nhóm. — Giáo sinh chọn bậc học và trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đặt vào vị trí phù hợp của sơ đồ “khống” (sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân) - Xem tư liệu.

— Giáo sinh thiết lập quan hệ giữa các bậc học, trường học bằng kí hiệu đã cho - Xem tư liệu.

— Giáo sinh mô tả ngắn chức năng của từng bậc học, trường học.

— Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm, so sánh với sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân trong giáo trình hoặc trên giấy khổ lớn hay màn hình.

Hoạt động 4- Giáo dục tiểu học phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh như thế nào ?

Hình thức : Bài tập thực hành, làm việc theo nhóm, thời gian tính cho bài tập là 1,5 tiết.

Gợi ý mang tính hỗ trợ 1- Về nội dung cần lưu ý :

— Làm rõ các khái niệm công cụ như “năng khiếu”, “năng lực”, “trí thông minh”. — Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh tiểu học.

— Thực tế phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh tiểu học trong những năm qua.

2- Tài liệu tham khảo thêm :

— Từ điển Tâm lí học (tr.160, 161).

—Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, NXBĐHSP, 1998, tr.113, 114. — Trần Trọng Thuỷ, Tâm lí học, NXBGD, 1999, tr.70, 71.

— Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học đại cương, NXBĐHQGHN, 2003, tr.178,179. — Nguyễn Kế Hào, Sự phát triển trí tuệ của học sinh đầu tuổi học, NXBGD,1985, tr.18-21.

3- Kết quả bài tập được viết dưới dạng bài “thu hoạch” của nhóm, nộp cho giáo viên bộ môn.

Thông tin phản hồi cho các hoạt động

Hot động 1

— Những nhận xét được rút ra từ các quan điểm giáo dục :

+ Khẳng định quan hệ biện chứng giữa xã hội - kinh tế - con người và sự phát triển giữa chúng.

+ Trong một quá trình thống nhất, giáo dục phục vụ cho cả con người và kinh tế - xã hội.

+ Sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển con người luôn vừa là nguyên nhân, điều kiện và là hệ quả của nhau trong một quá trình.

+ Một đất nước phát triển, ngoài việc phát triển về kinh tế còn phải phát triển con người - sự phát triển bền vững.

Vậy, mục đích của giáo dục là nhắm vào sự phát triển con người ? Hay là nhắm vào sự phát triển kinh tế ? Hay nhắm vào sự phát triển cả hai ?

Hot động 2

— Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề xêmina là làm rõ các vấn đề : nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phát triển toàn diện nhân cách. — Một số điều kiện cần trao đổi khi chuẩn bị chủ đề xêmina :

+ Tài liệu tham khảo : 1/ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH, NXBST HN 1991; 2/ Luật giáo dục, NXBCTQG HN 2002; 3/ Văn kiện hội nghị lần thứ hai, BCHTƯ khoá VIII, NXBCTQG Hà Nội 1997; 4/ Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới, chương trình KHCN cấp nhà nước KX07 - 1994.

+ Hướng thực hiện chủ đề (thu thập thông tin lí luận kết hợp với thông tin thực tế liên quan đến các mục tiêu. Ví dụ số liệu về trình độ học vấn của một xã, một phường; hướng đào tạo nhân lực ở một khu của địa bàn dân cư; quy trình tuyển chọn; nội dung bồi dưỡng và sử dụng đầu ra của các trường năng khiếu).

Hot động 3

Một số vấn đề mà giáo sinh cần phát hiện, làm rõ, khắc sâu và các gợi ý :

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 54 - 57)