Đánh giá sự tham gia và hợp tác của từng thành viên trong nhóm (10 điểm)

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 40 - 43)

quan niệm khác nhau, có đưa số liệu thực tế vào tham luận, trình bày hệ thống, lôgic, không sai lỗi chính tả, sạch, đẹp) = 4 điểm.

2- Đánh giá kết qu xêmina trên lp (10 đim)

— Trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm = 4 điểm.

+ Nội dung : Chọn thông tin cốt yếu, khái quát, nêu bật trọng tâm, trình bày to, rõ, đẹp trên phương tiện kĩ thuật = 3 điểm.

+ Hình thức : tự tin, bình tĩnh, thể hiện sự nắm vững vấn đề khi trình bày = 1điểm.

— Thảo luận và tranh luận về nội dung của các báo cáo = 6 điểm.

+ Số lượng và chất lượng những câu hỏi được nêu ra (rõ ý cần hỏi, chứa đựng vấn đề cần giải thích, chứng minh liên quan đến chủ đề xêmina).

+ Số lượng và chất lượng những câu trả lời của sinh viên (câu trả lời phải huy động được kiến thức trong các bài học trước, trong các báo cáo và hiểu biết thực tế).

+ Tính tự giác, tích cực của sinh viên khi nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi.

3- Đánh giá mc độ lĩnh hi bài hc sinh viên

Bài tập “tái nhận kiến thức” : “Viết lại bài học bằng ngôn ngữ của cá nhân” (10 điểm). Chuẩn và thang đánh giá cho bài tập như sau :

— Kiến thức chính xác = 1,5 điểm. — Đầy đủ các nội dung = 1,5 điểm.

— Đưa nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề = 2 điểm. — So sánh, nhận xét các ý kiến khác nhau = 2 điểm.

— Đưa thông tin về thực tế cuộc sống, thực tế giáo dục tiểu học liên quan đến nội dung chủ đề xêmina = 2 điểm.

— Các ý sắp xếp hệ thống, lôgic, lập luận rõ ràng, trình bày ngắn gọn, câu văn đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy = 1 điểm.

Tổng trung bình của 3 cột điểm là điểm tham gia chủ đề xêmina của từng nhóm.

4- Đánh giá s tham gia và hp tác ca tng thành viên trong nhóm (10 đim) đim)

— Tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm giao cho = 2 điểm.

— Khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng nhiệm vụ học tập của cá nhân = 2 điểm. — Nhiệm vụ học tập được thực hiện có chất lượng và đúng kì hạn = 3 điểm.

— Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của nhóm (chia sẻ và giúp đỡ các thành viên khác v.v.) = 3 điểm.

Tiêu chí này do cá nhân và nhóm học tập tự đánh giá, và báo lại cho giảng viên bộ môn.

Trung bình điểm của nhóm và điểm của từng cá nhân là điểm cuối cùng của cá nhân về việc tham gia hoạt động nghiên cứu chủ đề xêmina.

Thông tin phản hồi cho các hoạt động

Hot động chun b chđề xêmina

— Phân tích đúng các dấu hiện bản chất trong tình huống như :

+ “Hiền, dữ” - các nét tính cách của con người, thuộc cấu trúc nhân cách. + “Phải đâu là tính sẵn” - không được quy định sẵn, không có ngay từ khi sinh ra.

+ “Phần nhiều do giáo dục” - Ngoài giáo dục, còn nhiều yếu tố khác tham gia vào sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên giáo dục giữ vị trí quan trọng.

— Xác định nhiệm vụ, yêu cầu của chủ đề xêmina, cụ thể là :

+ Trình bày khái niệm nhân cách, sự phát triển nhân cách, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.

+ Chứng minh giáo dục giữ vai trò “phần nhiều” trong sự phát triển nhân cách. + Chứng minh ảnh hưởng của các yếu tố khác giữ vai trò “phần ít” trong sự phát triển nhân cách.

— Xác định các điều kiện để thực hiện chủ đề xêmina như tài liệu tham khảo, cơ sở thực tế giáo dục, máy vi tính, máy ghi âm, máy ảnh, phương pháp học tập theo nhóm).

— Lập kế hoạch thực hiện chủ đề xêmina như phân công nhiệm vụ và mức độ đạt đến, thời gian hoàn thành cho từng thành viên của nhóm một cách rõ ràng và phù hợp.

— Tìm đúng và nhanh các nguồn thông tin (giáo trình, sách, báo, tạp chí liên quan đến chủ đề xêmina), đọc và ghi chép những thông tin liên quan.

— Xác định tài liệu đọc chính và các tài liệu tham khảo, tóm tắt nội dung các sách đã đọc, nhận xét ngắn các quan niệm được trình bày trong các sách.

— Thông tin trình bày trong báo cáo (các ý chính, phụ được sắp xếp hợp lí, lôgic, hệ thống. Lập luận phải rõ ràng, ví dụ minh hoạ phải điển hình,v.v.).

Hot động thc hin chđề xêmina trên lp

— Nêu bật các ý chính của báo cáo, không trùng lắp với nội dung của báo cáo trước; phát hiện và bổ sung cho các tồn tại của các báo cáo trước.

— Phát hiện và phát biểu những mâu thuẫn, điểm quan trọng cần được làm sáng rõ, các ví dụ thực tế để minh hoạ. Ví dụ như :

+ Hãy nêu rõ những luận cứ chứng minh di truyền chỉ là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách chứ không quyết định sự phát triển nhân cách.

+ Giải thích như thế nào về câu tục ngữ : Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh hoặc Cha nào con nấy.

+ Giải thích như thế nào cho hiện tượng trong một gia đình có mấy đời cùng giỏi về một lĩnh vực (Toán học, Nghệ thuật v.v.).

+ Vì sao ở lứa tuổi học sinh tiểu học, ảnh hưởng của gia đình đến sự phát triển nhân cách lại rất quan trọng ?

+ Hãy nêu một vài dẫn chứng về ảnh hưởng của gia đình đến sự phát triển nhân cách học sinh.

+ Hãy mô tả sự can thiệp của giáo viên tiểu học đến yếu tố gia đình nhằm phối kết hợp tác động tích cực đến học sinh.

+ Giáo dục nhà trường trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam đã thực sự giữ được vai trò chủ đạo của mình chưa ? Hãy nêu một vài biểu hiện cho việc đảm bảo hay chưa đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển nhân cách.

+ Vì sao nói hoạt động và giao lưu lại quy định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách ? (học sinh học được những gì qua hoạt động và giao lưu ?).

— Hiểu đúng các khái niệm cơ bản của chủ đề (bài học).

+ Nhân cách - bản chất xã hội của cá nhân, được cá nhân hoá thông qua hoạt động và giao lưu của cá nhân với nền văn minh vật chất, tinh thần của xã hội. Nhân cách không có sẵn ngay từ khi mới sinh.

+ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, chi phối sự phát triển nhân cách, trong đó : • Di truyền là tiền đề vật chất (chương trình di truyền chỉ ghi lại những đặc điểm về giải phẫu sinh lí; những mầm mống của những khả năng phát triển thành người và những mầm mống của năng lực hoạt động). Những phẩm chất đạo đức : thật thà, dối trá, v.v. không ghi lại trong gen di truyền.

• Môi trường xã hội quy định chiều hướng, nội dung, tốc độ và điều kiện phát triển nhân cách (xu hướng phát triển kinh tế quy định sự phát triển của các nhóm ngành nghề, sự phát triển thị trường sức lao động quy định hướng đào tạo nguồn nhân lực và thế là quy định hướng chọn nghề của thanh niên trong xã hội v.v. Môi trường xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến các nhân cách thông qua môi trường nhỏ).

• Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách (định hướng, dẫn dắt, điều chỉnh sự phát triển nhân cách, can thiệp tới các yếu tố khác).

Chủđề 4

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 40 - 43)