Vai trò của di truyền và môi trường trong sự phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 34 - 36)

2.1- Di truyn và vai trò ca di truyn trong s phát trin nhân cách

2.1.1- Khái nim di truyn

— Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ. Ví dụ như cấu trúc giải phẫu - sinh lí, những đặc điểm cơ thể như màu mắt, màu da, màu tóc, các đặc điểm của hệ thần kinh và các tư chất của con người v.v.

— Một số thuộc tính di truyền có ngay từ khi mới sinh gọi là những thuộc tính bẩm sinh. Các thuộc tính di truyền được ghi trong mã di truyền.

2.1.2- Vai trò ca di truyn trong s phát trin nhân cách

— Di truyền chỉ là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách chứ không quyết định sự phát triển nhân cách. Bởi vì :

+ Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng cho người đó tham gia hoạt động, và hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định.

+ Con người được sinh ra nhưng không được sống, không được hoạt động - giao lưu trong xã hội loài người thì nhân cách sẽ không được hình thành và phát triển.

+ Các tư chất được di truyền không định hướng vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể nào, mà sự định hướng đó là do các điều kiện lịch sử xã hội, điều kiện sống và hoạt động của cá nhân quyết định.

Con người từ khi sinh ra chưa hề có chương trình định trước nào về hành vi của mình. Tuy nhiên vẫn còn quan niệm cho rằng bản chất con người là thiện, ví dụ như

Nhân chi sơ tính bản thiện (Mạnh Tử).

Cần chú ý đúng mức đến vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu xem nhẹ ảnh hưởng của yếu tố di truyền thì có nghĩa là đã bỏ qua yếu tố tư chất, tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá yếu tố này sẽ dẫn đến những sai lầm về mặt nhận thức luận, dẫn đến những chính sách giáo dục phản động, phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục.

2.2- Môi trường

2.2.1- Khái nim môi trường

— Môi trường là hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người.

— Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên (điều kiện tự nhiên - hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động học tập, lao động sản xuất, vui chơi giải trí của con người); và môi trường xã hội (môi trường chính trị, môi trường sản xuất, môi trường văn hoá).

Môi trường xã hội bao gồm môi trường xã hội rộng, đó là hệ thống các quan hệ chính trị, kinh tế, tư tưởng ảnh hưởng đến cá nhân thông qua môi trường hẹp. Môi trường xã hội hẹp là môi trường xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân như gia đình, nhà trường, khu phố, làng xóm và nhóm bạn thân.

Với học sinh tiểu học, gia đình có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Gia đình không chỉ cho trẻ mái nhà để ở, thức ăn để sống mà còn có chức năng giáo dục. Gia đình hình thành ở trẻ những hiểu biết, những giá trị đạo đức cơ bản làm nền tảng để trẻ lĩnh hội các kiến thức khoa học và các giá trị xã hội ở các môi trường khác.

2.2.2- Môi trường và s phát trin nhân cách

— Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được.

— Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động, giao lưu của cá nhân.

— Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với

ảnh hưởng đó; tuỳ thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi trường.

Như vậy, trong quan hệ môi trường và cá nhân, cần chú ý hai mặt trong tác động qua lại, đó là tính chất, đặc điểm của hoàn cảnh được phản ánh vào nhân cách, và sự tham gia của nhân cách tác động đến hoàn cảnh nhằm cải biến hoàn cảnh phục vụ lợi ích của mình.

C.Mác đã chỉ ra rằng : Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh.

Do đó, trong quá trình giáo dục cần gắn chặt giáo dục và học tập với thực tiễn cải tạo xã hội nhằm hình thành những giá trị đúng đắn ở học sinh và tạo điều kiện cho các em tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường.

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường, không nên tuyệt đối hoá vai trò của hoàn cảnh mà hạ thấp vai trò của giáo dục, hoặc phủ nhận tính quy định của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Phần 1 ppt (Trang 34 - 36)