Tương tác mẫu tín hở độ tuổi 9-18 tháng

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 73 - 76)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.4Tương tác mẫu tín hở độ tuổi 9-18 tháng

Qua tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi, ta thấy rõ rang trẻ ở giai đoạn này có một sự gắn bó tự nhiên và mật thiết với người mẹ. Theo lẽ thường thì đây là một tiền đề tự nhiên-xã hội tiếp tục phát triển hành vi tương tác mẫu tính giữa mẹ và trẻ 9-18 tháng tuổi. TTMT đã sớm xuất hiện trong mối quan hệ giữa trẻ - mẹ (người lớn) từ giai đoạn sơ sinh, giai đoạn đầu của tuổi hài nhi. Lúc đó TTMT giữa mẹ - trẻ chủ yếu là tương tác phi ngôn ngữ: ánh mắt, âm thanh vô nghĩa, cử chỉ và điệu bộ. Nếu có tương tác ngôn ngữ thì chủ yếu là từ phía người mẹ. Tương tác ngôn ngữ này được gọi bằng nhiều thuật ngữ như: babytalk, motherese, parentese, infant (child)-directes speech…như đã nói ở phần 1.2.2. Chúng tôi gọi tương tác ngôn ngữ này là ngôn ngữ mẫu tính. Sang tới giai đoạn 9-18 tháng tuổi TTMT giữa mẹ và trẻ có nhiều bước phát triển mới,

trực tiếp đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách, tâm lý và ngôn ngữ cho trẻ ở các giai đoạn sau. Trước hết là tương tác phi ngôn ngữ: tương tác phi ngôn ngữ giai đoạn này đạt tới một chất lượng mới. Nếu như thời kì sơ sinh và đầu hài nhi, việc tương tác ánh mắt đơn thuần chỉ là hai mẹ con nhìn nhau (eye - contact) từ đó thiết lập mối quan hệ hai chiều, hành động trỏ tay phần nhiều là của mẹ (người lớn) thì ở giai đoạn 9-18 tháng tuổi (cuối hài nhi đầu ấu nhi) trẻ và mẹ bên cạnh việc nhìn nhau thì còn thiết lập được điểm nhìn chung về một sự vật thứ ba – hình thành cái nhìn cùng hướng (visual – joint attention) từ đó thiết lập được mối quan hệ ba chiều, hình thành thế giới quan chung giữa hai mẹ con và đồng thời hình thành thế giới chủ quan bên trong trẻ và mẹ, tạo nhu cầu chia sẻ, cộng tác xã hội, tạo ra động lực học tập ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Cũng trong giai đoạn 9-18 tháng tuổi nhu cầu giao tiếp của trẻ và mẹ cũng mạnh hơn trước bởi thế giới xung quanh càng ngày càng mở rộng ra cùng với khả năng vận động bằng hai chân đang xuất hiện và phát triển. Nhu cầu cần được bảo an của trẻ trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều, đòi hỏi người mẹ (người lớn) cần phải đồng hành với trẻ nhiều hơn trong mỗi bước chân chập chững, trong quá trình khám phá môi trường xung quanh, trong quá trình phát triển tâm lý, ngôn ngữ.

Hành động trỏ tay trong giai đoạn 9-18 tháng tuổi không chỉ là của mẹ nữa mà còn là của trẻ. Trẻ đã sử dụng hành động này mang tính chủ định cao hơn hẳn giai đoạn trước. Ngón tay trỏ đã tách ra rõ ràng, và các ngón còn lại được xếp thành nắm đấm gọn gàng, chặt chẽ. Và đặc biệt là trẻ có thể trỏ vật một cách đích xác với nhiều dụng ý khác nhau như thể hiện nguyện vọng yêu cầu muốn lấy, muốn sở hữu hoặc muốn miêu tả sự xuất hiện, tồn tại của sự vật hiện tượng, muốn thể hiện thái độ ngạc nhiên thích thú hay sợ hãi trước sự vật hiện tượng.

Về tương tác ngôn ngữ, ở giai đoạn 9-18 tháng tuổi, không chỉ mẹ sử dụng ngôn ngữ mẫu tính mà trẻ cũng bắt đầu xuất hiện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Khoảng thời gian từ 9-18 tháng tuổi là khoảng thời gian người lớn quan sát được sự tiến bộ rõ rệt về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: trẻ chuyển từ những âm bập bẹ vô nghĩa sang những từ đúng đầu tiên, từ chỗ chỉ có một vài từ trẻ bước vào giai đoạn tăng tốc đột biến về số lượng từ, và trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng ngữ pháp khi nói được những câu 2 từ trở lên…Có thể nói 9-18 tháng tuổi đánh dấu bước chuyển ngoạn mục của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức, làm tăng vọt chất lượng tương tác mẫu tính giữa mẹ và trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển khiến cho ngôn ngữ mẫu tính của mẹ cũng tăng dần độ phức tạp về nội dung ngữ nghĩa cũng như về cấu trúc ngữ pháp.

Tiểu kết chƣơng 1

Chuẩn bị cho trẻ mầm non nói chung, trẻ từ 9 – 18 tháng tuổi nói riêng khả năng giao tiếp và giao tiếp ngôn ngữ là một công việc rất cần thiết và mang lại hiểu quả tốt cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này.

Tìm hiểu tương tác mẫu tính và phát triển ngôn ngữ qua tương tác mẫu tính từ góc độ lí luận đã góp phần nêu rõ các khái niệm công cụ như phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, tương tác mẫu tính và phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính; đồng thời nêu rõ đặc trưng căn bản của tương tác mẫu tính; mặt khác chương này cũng làm rõ các đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi trong mối liên hệ với TTMT làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ có độ tuổi 9-18 tháng ở Việt Nam, đồng thời là cơ sở để đề xuất nội dung, biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và năng lực giao tiếp đạt hiệu quả ở phần chương 2 của luận án. Mặt khác cơ sở lí luận của đề tài còn giúp chúng tôi biên soạn phiếu đánh giá năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ từ 9-18 tháng tuổi để làm cơ sở kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp thực nghiệm ở chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-18 THÁNG TUỔI

THÔNG QUA TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 73 - 76)