Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non theo hướng cấu trúc

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 28 - 31)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

2.1.1Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non theo hướng cấu trúc

Có thể thấy sự phát triển của bộ môn khoa học Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận của bộ môn nghiên cứu Phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt ở các Khoa Ngữ văn. Bộ môn Phương pháp dạy hoc Văn và Tiếng Việt ra đời những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ 20 do nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt ở các cấp học phổ

thông. Những công trình đầu tiên đánh dấu mốc phát triển của bộ môn Phương pháp dạy học Văn và tiếng Việt nói chung và bộ môn Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non nói riêng là “Dạy nói cho trẻ trước tuổi lớp 1” (Phan Thiều) và “Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo” (Tạ Thị Ngọc Thanh). Từ năm 1983, Bộ Giáo dục quyết định đưa Phương pháp dạy học Tiếng Việt vào chương trình đào tạo Khoa Ngữ văn các trường Sư phạm. Các Khoa Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non ngay từ khi thành lập, bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em (nay là Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non) đã có trong chương trình đào tạo.

Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non không chỉ được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu trẻ em và ngôn ngữ trong nước mà còn đặc biệt kế thừa các thành tựu nghiên cứu giáo dục mầm non và nghiên cứu phát triển ngôn ngữ trẻ em của Liên Xô cũ. Tác phẩm “Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông” (E.I. Chikhieva) đã được dịch và đưa vào làm tài liệu giảng dạy trong các trường sư phạm mẫu giáo Việt Nam. “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em” (Xôkhin, NXB Giáo dục Mátxcơva,1979), “Phương pháp phát triển tiếng nói cho trẻ em” (Barodis A. M, NXB Giáo dục NXB Giáo dục Mátxcơva,1974) đã có ảnh hưởng sâu sắc tới các giáo trình đầu tiên của Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em của Giáo dục Mầm non Việt Nam.

Có thể kể ra đây các giáo trình đầu tiên của bộ môn khoa học Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em:“Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em”(Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng- Trung tâm nghiên cứu Đào tạo và Bồi dưỡng Giáo viên, Hà Nội, 1993); cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (Nguyễn Xuân Khoa, NXB ĐHQG HN, 1999). Ngoài ra còn có một số công trình khác cũng tập trung xung quanh vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Do tác giả của những công trình hầu hết có xuất phát điểm căn bản đều là những nhà ngôn ngữ học nghiên cứu sang địa hạt ngôn ngữ trẻ em, do vâỵ những giáo trình và công trình nghiên cứu này đều nặng về hướng nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ theo phương diện cấu trúc. Hướng biên soạn giáo trình và đề tài nghiên cứu đều xoay quanh việc trẻ sẽ lĩnh hội các đơn vị ngôn ngữ như thế nào. Nghiên cứu quá trình phát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là những từ khóa của hầu hết các đề mục trong giáo trình và các đề tài nghiên cứu. Chẳng hạn như “Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo” (Nguyễn Thị Oanh), “Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi nói đúng ngữ pháp”(Võ Phan Thu Hương), “Một số biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ 5-6 tuổi”(Đỗ Thị Xuyến, 1998); “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với thiên nhiên” (Lê Thị Xoa, 1998)...

Bên cạnh phương diện cấu trúc, phát triển ngôn ngữ trẻ em còn được nhìn nhận ở phương diện chỉnh thể, tức là việc trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp trong đó có ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội để xã hội hóa chính bản thân mình và phát tiển các khả năng, kĩ năng khác trong đó có khả năng, kĩ năng ngôn ngữ. Điều này được các học giả phương tây đặc biệt quan tâm, nhưng gần như bị bỏ ngỏ ở GDMN Việt Nam. Việc nghiên cứu về giao tiếp của trẻ được nhìn nhận nhiều từ góc độ tâm lý học trẻ em, nhưng chưa trở thành một hướng nghiên cứu giao tiếp – ngôn ngữ trẻ em với những công trình nghiên cứu thuyết phục và có sức ảnh hưởng sâu rộng có thể làm thay đổi diện mạo của bộ môn Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non.

2.1.2 Nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non

Ngay từ khi xuất hiện ở Việt Nam, ngành này đã có tên gọi Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo hoặc phương pháp phát triển lời nói trẻ em. Như vậy, từ trong tên gọi, đã thể hiện mối gắn kết giữa khoa học phát triển ngôn ngữ với Giáo dục học mầm non theo mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Theo đó, các thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học non trẻ này tập trung một lượng đáng kể vào việc tìm kiếm, đề xuất nội dung, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Có thể kể ra đây các công trình tiêu biểu cho xu hướng nghiên cứu này:

- Giáo trình:

+“Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em”(Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng- Trung tâm nghiên cứu Đào tạo và Bồi dưỡng Giáo viên, Hà Nội, 1993);

+“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (Nguyễn Xuân Khoa, NXB ĐHQG HN, 1999).

+ “Phương pháp Phát triển lời nói trẻ em”, Đinh Hồng Thái, NXB ĐHSP, 2004. - Các công trình khác:

+ “Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo” (Nguyễn Thị Oanh), + “Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi nói đúng ngữ pháp”(Võ Phan Thu Hương),

+ “Một số biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ 5-6 tuổi”(Đỗ Thị Xuyến, 1998);

+“Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen với thiên nhiên” (Lê Thị Xoa, 1998)...

v.v...

Như vậy, nếu như ở phương Tây, PTNN được xem là một ngành khoa học gắn bó chặt chẽ với ngành tâm lý, ngôn ngữ (vì thế được gọi là tâm lý – ngôn ngữ học hoặc tâm lý học phát triển) thì ở Việt Nam, PPDH Văn và Tiếng Việt nói chung và PTTN cho trẻ mầm

non nói riêng lại gắn bó thực tiễn với Giáo dục học, và có mã ngành đào tạo là Giáo dục học. Những năm gần đây, các nhà tâm lý học Việt Nam cũng đã chú ý hơn tới việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng.Tiêu biểu là công trình của Nguyễn Huy Cẩn, “Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em”,

NXB ĐHQG Hà Nội, 2001và một số công trình của Trần Hữu Luyến như “Cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ”, Nxb ÐHQGHN, 2008; “Các quan điểm tâm lý học dạy học ngoại ngữ”, Nxb ÐHQGHN, 2009; “Những bình diện tâm lý ngôn ngữ học”, Nxb ÐHQGHN, 2010…

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 28 - 31)