2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.2 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu
Người phụ nữ đều mang trong mình thiên chức làm mẹ. Thiên chức thiêng liêng ấy ban cho người mẹ một nghị lực không chỉ để mang nặng đẻ đau mà mà còn nuôi dạy con cái khôn lớn trưởng thành. Khi trở thành một bà mẹ, dường như mỗi người phụ nữ đều trở nên thông thái hơn theo cách của mình trong việc thích ứng với mỗi sinh linh bé bỏng, non nớt. Họ trở nên nhạy bén hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu của con. Không chỉ có vậy, họ trở nên kiên nhẫn trò chuyện với con và khiến cho đứa trẻ từ chỗ ê a các âm thanh vô nghĩa thành những âm thanh có nghĩa theo các đặc trưng ngôn ngữ của cộng đồng mình. Chính các bà mẹ đã tạo nên một nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Và cũng chính các bà mẹ là người có thể có những hiểu biết đầy đủ về sự phát triển của con mình hơn bất cứ các nhà nghiên cứu tâm lý - ngôn ngữ học nào. Tuy vậy, những kinh nghiệm cũ trong sự nuôi dạy con cái của thế hệ trước cộng với sự thay đổi của thời đại, xã hội cũng có lúc khiến cho những người mẹ trẻ không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng khi đứng trước những lời khuyên, chỉ dẫn, những lựa chọn, những cách ứng xử, cách tương tác ngôn ngữ với con mình. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của thế giới phẳng, với luồng
thông tin khoa học đa dạng từ nhiều Website trong ngoài nước, những người mẹ, đặc biệt là những người mẹ có cơ hội học tập, được lĩnh hội nền học vấn bài bản, đang có rất nhiều cơ hội cập nhật với luồng thông tin khoa học mầm non hiện đại, hiệu quả. Một số bà mẹ còn giàu lòng nhiệt tình mở ra các trang mạng xã hội như Web trẻ thơ, Làm cha mẹ...để phổ biến kiến thức chung, kinh nghiệm chung trong việc nuôi dạy con cái. Tất nhiên trong đó có cả việc chia sẻ kinh nghiệm giúp con học nói. Như vậy, trên thực tế, các bà mẹ đã tạo ra “các lớp học làm mẹ trên mạng”, và cùng nhau chủ động tham gia nhiệt tình vào “các lớp học” này như một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Xuất phát từ thực tiễn này chúng tôi xem việc tư vấn kiến thức chung về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một tiền đề quan trọng mang tính chất xuất phát điểm cho các chuỗi biện pháp về sau trong đề tài “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính”.
Mục đích của những sự tư vấn này là cung cấp thông tin hoặc làm thay đổi nhận thức của các bà mẹ trong nhóm thực nghiệm về quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của con trẻ. Từ việc làm thay đổi nhận thức tiến tới sẽ làm thay đổi thói quen, hành vi đó là một lộ trình mà chúng tôi dự tính.
Nội dung mà chúng tôi cung cấp tới phụ huynh sẽ được giản lược như một tài liệu có tính chất là cẩm nang sao cho dễ đọc, dễ hiểu giúp phụ huynh nắm bắt và vận dụng với con em mình. Trong đó bao gồm các mốc phát triển ngôn ngữ căn bản, các quy luật hoặc các dấu hiệu tâm lý tương ứng với sự phát triển ngôn ngữ và sự khác biệt cá nhân trong sự lĩnh hội và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Chúng tôi kết hợp cả việc tư vấn thông qua việc trao tay các bà mẹ những tài liệu in ấn kết hợp với giảng giải và phân tích nội dung trong tài liệu. Mặt khác, dựa vào kiến thức chung trong tài liệu, chúng tôi tư vấn trả lời trực tiếp những băn khoăn thắc mắc của các bà mẹ về đặc điểm của quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của con em mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lắng nghe các bà mẹ trao đổi về thói quen tương tác ngôn ngữ với con mình như thế nào, từ đó phân tích những ưu điểm và nhược điểm của thói quen tương tác ngôn ngữ đó đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bằng cách này các bà mẹ có cơ hội nhận thức lại các thói quen hành vi của mình. Để thay đổi được thói quen hành vi thật không dễ dàng, nó không chỉ đòi hỏi khả năng nhận thức đúng sai mà còn đòi hỏi một nghị lực, sự kiên nhẫn biết tiết chế tình cảm và thói quen cũ để theo đuổi những hành vi mới được xem là chuẩn mực và phù hợp hơn có lợi hơn với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ.
Việc tư vấn sẽ không chỉ được tiến hành độc lập mà có sự liên kết với các biện pháp khác, tạo nên hiệu quả tổng hợp đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Có thể nói việc tư vấn kiến thức này sẽ là một điều kiện mang tính chất nền tảng vì nó tác động vào nhận thức
của đối tượng thực nghiệm, từ đó mới có thể tiến hành những biện pháp thuộc về hành vi cụ thể về sau được. Do đó công việc này khi thực hiện sẽ mất nhiều thời gian. Thời gian mất trong khi tiến hành và đồng thời sẽ cần thời gian để đợi các bà mẹ thấm nhuần hơn kiến thức về việc tương tác ngôn ngữ với con trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Từ chỗ thấm nhuần đến chỗ thay đổi được thói quen cũng cần trải qua một thời gian nhất định, vì thói quen xuất hiện một cách vô thức, để gạt bỏ thói quen cũ cần ý thức lại những thói quen cũ, sau đó nhận thức hành vi mới, biến chúng thành thói quen vô thức là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của đối tượng thực nghiệm với nhà nghiên cứu, nỗ lực cải hóa bản thân nhằm đạt được hiệu quả tương tác giáo dục ngôn ngữ với trẻ nhỏ.
Trong khi thực hiện công việc này, chúng tôi có mời thêm sự tư vấn chuyên môn từ những chuyên gia giáo dục mầm non và chuyên gia ngôn ngữ. Chúng tôi xem đây là một trong những chỗ dựa tin cậy để thảm định tài liệu tư vấn và cách thức tiến hành. Do vậy tư vấn trước hết là một giải pháp thể hiện sự giao thoa sâu sắc giữa lý thuyết và thực tiễn. Nội dung trong tài liệu có thể được thực tiễn kiểm nghiệm, vận dụng hoặc thay đổi hoặc bác bỏ. Các khả năng này sẽ được chúng tôi dự trù từ trước trên tinh thần một mặt coi trọng lý thuyết một mặt tôn trọng thực tiễn.
Tóm lại, người viết một lần nữa muốn nhấn mạnh thông qua can thiệp, có thể sẽ kích hoạt khả năng còn tiềm ẩn ở trong mỗi một bà mẹ, khuyến khích những bà mẹ để nâng cao chất lượng chăm sóc của họ bằng cách cung cấp cho họ một số hướng dẫn và tăng cường động lực cho họ. Do đó khi nói về một sự can thiệp để thúc đẩy chăm sóc tâm lý xã hội tốt hơn cho trẻ em, nó không phải là việc chuyên dạy kỹ năng chăm sóc mới mà quan trọng hơn là để giải phóng khả năng bẩm sinh đã có trong những người chăm sóc. Triết lý mới của sự can thiệp chính là ở chỗ: các chuyên gia không phải là những người thực hiện quá trình can thiệp này mà chính là những bà mẹ của những đứa trẻ hoặc là một người chăm sóc ổn định thay thế khác phải làm điều này. Họ phải được trao quyền thông qua đào tạo và giám sát để trở nên tự tin và có thể thực hiện chương trình tác động một cách độc lập.
Trước hết là việc làm tốt hơn những kĩ năng hiện có và không hướng dẫn từ bên ngoài: Các chương trình can thiệp không nên áp đặt ý tưởng nước ngoài trên những người chăm sóc trái lại nên khuyến khích càng nhiều càng tốt việc tiếp tục duy trì thói quen mang tính văn hóa của họ về việc nuôi dạy con cái, do đó không có sự tha hóa từ truyền thống địa phương và phong tục chăm sóc. Bằng cách củng cố các kỹ năng tích cực hiện có của người chăm sóc, một lợi ích kép sẽ đạt được. Đầu tiên người chăm sóc bắt đầu cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình để chăm sóc. Thứ hai họ trở nên ý thức hơn về ý nghĩa của các kỹ năng vốn có của mình và điều này tự nó sẽ nâng cao chất lượng của việc chăm sóc, tương tác mẫu tính. Đây không phải là hướng dẫn từ bên ngoài, mà là hướng dẫn hoặc tạo
thuận lợi năng lực hiện có của mình và nâng cao vị thế của mình để tin tưởng vào khả năng của mình để chăm sóc cho đứa con của mình.
2.3.2.1 Sử dụng hát ru 2.3.2.1.1 Mục đích ý nghĩa
Từ lâu, những người nuôi trẻ nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới đã biết dỗ trẻ ngủ, xoa dịu, trấn an hoặc khuyến khích, vỗ về bằng cách hát ru. Hát ru là những cách hát nhẹ nhàng đơn giản mà dịu dàng, ấm áp giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ, hoặc dễ dàng lấy lại trạng thái tinh thần cân bằng, hoặc dễ dàng cảm nhận sự gắn bó tình cảm-xã hội với mọi người xung quanh. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gia được truyền miệng từ bà xuống mẹ, từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.
Nhịp điệu của bài hát ru đem lại cảm giác "an toàn" cho trẻ vì làm trẻ nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc. Tác dụng này của bài hát ru có cơ sinh học rõ ràng. Thai nhi trong tử cung bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ tư (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6). Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng nhưng vẫn có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp, v.v... gần như chính xác. Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung. Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa. Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Johannes Brahms (1833-1897), một nhà soạn nhạc người Đức theo chủ nghĩa lãng mạn, 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự. [63].
Dưới góc độ sinh học thì hát ru là những kích thích rất có lợi phát triển thể chất. Đó là sự kích thích tiền đình và nhiều người đã xác nhận rằng những trẻ hằng ngày được kích thích bằng hát ru (khoảng 10 phút) thì phản xạ vận động tốt hơn nhiều so với trẻ không được nghe hát ru.
Đặc biệt, hát ru có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ. Nghe hát ru, trẻ có cơ hội được tri giác trước hết là phương diện cảm xúc của lời nói, tri giác phương diện âm thanh ngôn ngữ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu (humming) dễ làm trẻ ngủ, hoặc dễ dàng được xoa dịu như một liều thuốc an thần hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt. Do vậy đối với việc phát triển khả năng hiểu ý nghĩa ngôn từ, hát ru không đóng vai trò ưu thế. Do giai đoạn này sự phát triển nhận thức, tâm lý của
trẻ chưa đủ điều kiện để tiếp nhận ý nghĩa của ngôn từ. Vì vậy, ưu thế chính của hát ru đối với sự phát triển ngôn ngữ là ở phương diện cảm xúc ngôn ngữ và ngữ âm. Trong hát ru thường không chỉ chú ý đến lời (ca từ) mà còn giai điệu (nhạc lý). Về giai điệu, bên cạnh giai điệu dân tộc, mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng, và giọng riêng đó sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con. Vì vậy có thể xem đây là một trong những biện pháp mang dấu ấn tƣơng tác mẫu tính sâu đậm nhất.
Vì những lẽ trên, việc sử dụng hát ru rất phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. Có thể xem đây là biện pháp thể hiện đậm nét bản chất mẫu tính, vừa thắt chặt củng cố tình mẫu tử vừa có tác dụng định hướng trẻ một cách hiệu quả tới ngôn ngữ, mở đầu cho một chuỗi các biện pháp tương tác mẫu tính.
2.3.2.1.2 Cách thực hiện
- Việc cần làm trước tiên, người mẹ cần tích lũy vốn bài hát ru
Các bà mẹ Việt Nam có thể tùy theo vùng miền mà có thể lựa chọn những bài hát ru phù hợp với vùng miền của mình. Các bà mẹ cũng nên lựa chọn những bài có nội dung trong sáng, có hình ảnh sự vật tươi vui, nên tránh những nội dung bi lụy, buồn bã. Trên thực tế, đa số các bài hát ru của người Việt đều chứa đựng những nỗi niềm, nỗi lòng sầu cảm chẳng hạn như nỗi niềm của bà mẹ Nam Bộ hát ru con trong những đêm thu cô đơn xa cách chồng, nỗi niềm của những bà mẹ nông dân xứ Bắc với lo toan vất vả trong hình ảnh của những cánh cò lặn lội bờ sông khi đêm hôm khuya khoắt…Do vậy việc lựa chọn những bài hát ru cũng là một vấn đề cần lưu ý. Những bài hát ru buồn không phải không có giá trị song ít nhiều nó cũng tạo nên sự yếu đuối trong tinh thần và nhân cách, do đó cần phải sử dụng một cách phù hợp. Từ đó ưu tiên bài thơ lục bát có nội dung liên quan tới trẻ em, sau đó hát lên theo làn điệu của mỗi vùngđể mỗi lời ru hát lên thẫm đượm tâm trạng hạnh phúc, vui vẻ.
- Người mẹ cần có sự tập luyện hát ru để đạt được một giai điệu truyền cảm nhất định.
Không phải bà mẹ nào cũng dễ dàng có ngay khả năng hát truyền cảm. Để tránh gây phản cảm cho trẻ, các bà mẹ có thể lập thành câu lạc bộ, cùng nhau tập hát, và điều chỉnh cho nhau sao cho bảo lưu được sự ngọt ngào, du dương của giai điệu hát ru truyền thống.
-Lựa chọn thời điểm và khung cảnh hát ru
Hát ru thường được tiến hành khi trẻ bắt đầu buồn ngủ. Nhịp ru đều đặn sẽ dễ dàng đưa trẻ vào giấc ngủ hơn. Do vậy khung cảnh hát ru thường rất quen thuộc với trẻ: một chiếc nôi, một chiếc võng hoặc một chiếc giường trong một gian phòng quen thuộc.
2.3.2.1.3 Một số lưu ý khi hát ru
- Người mẹ cần lựa chọn những bài hát ru có nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ và phù hợp với không gian sinh hoạt văn hóa của đứa trẻ cùng với mọi người xung quanh.
- Khi hát ru, người mẹ có thể sử dụng kèm theo những động tác, cử chỉ vỗ về phi ngôn ngữ, để trẻ cảm nhận thấy được dường như có mối dây liên hệ giữa âm thanh với sự chuyển động của cơ thể.
2.3.2.2 Tăng cường sử dụng ngôn ngữ CDS khi tương tác ngôn ngữ với trẻ 2.3.2.2.1 Mục đích ý nghĩa
CDS được viết tắt từ Child – Directed Speech, còn được gọi là baby – talk, motherese…, là cách nói chuyện đặc biệt với trẻ mầm non, đặc biệt là đối với trẻ dưới hai tuổi. Chúng tôi còn gọi đây là ngôn ngữ mẫu tính. Cách nói chuyện này có những đặc trưng sau:
- Đặc trưng về ngữ âm: chậm rãi, cao độ cao, mang tính chất cường điệu. - Đặc trưng về ngữ pháp: thường ngắn, đơn giản hóa.
- Tính dư thừa ngôn ngữ: thường lặp đi lặp lại một câu với số lượng từ nhất định. - Đặc trưng về ý nghĩa: thường đề cập tới những sự việc: “ở đây”, “bây giờ”…
Sử dụng ngôn ngữ CDS với trẻ nhỏ có nhiều tác dụng với việc học tập lĩnh hội