Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ theo định hướng giao tiếp nói chung

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 31 - 32)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.1Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ theo định hướng giao tiếp nói chung

2.2.1.1 Nghiên cứu về giao tiếp có ảnh hưởng tới nhân cách trẻ nói chung

Vào những năm đầu của thập kỉ 80,“Giao tiếp” là đề tài được giới khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Cuối năm 1981, Ban Tâm lý thuộc Viện Triết học của Ủy ban Khoa học xã hội tổ chức một hội nghị khoa học lớn để bàn về:“ Hoạt động và giao tiếp”.

Tháng 12 năm 1982, tại hội nghị tâm lý học toàn quốc lần thứ 6, Trần Trọng Thủy đã trình bày báo cáo khoa học: “ Giao tiếp - Tâm lý – Nhân cách”. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý – ý thức – nhân cách. Sau đó, nhiều công trình về giao tiếp cũng được nghiên cứu và công bố.

Tiếp theo một loạt sách viết về vấn đề giao tiếp của một số tác giả như: -“ Giao tiếp sư phạm” của Ngô Công Hoàn – Hoàng Anh.

-“ Nhập môn khoa học giao tiếp” của Trần Trọng Nư -“ Vấn đề giao tiếp” của Nguyễn Văn Lộ.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về giao tiếp trên đối tượng là học sinh, sinh viên các trường sư phạm.

-“ Nhu cầu giao tiếp của sinh viên sư phạm” của Nguyễn Thị Thanh Bình – Tạp chí nghiên cứu giáo dục, tháng 6/ 1991.

-“ Đặc điểm giao tiếp của sinh viên” của Trần Trọng Thủy – Tạp chí nghiên cứu giáo dục tháng 1/ 1988.

Các công trình trên tuy có đề cập tới giao tiếp, nhưng nhằm hướng tới phát triển tâm lý nhân cách nói chung cho độ tuổi lớn hơn, nên luận án chỉ có thể tham khảo từ góc độ lí luận

Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về giao tiếp của trẻ mầm non:

-“ Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em” của Ngô Công Hoàn. -“ Giáo dục trẻ em trong nhóm bạn bè” của Nguyễn Ánh Tuyết.

- Giao tiếp – con đường giúp trẻ hình thành nhân cách” – Lê Xuân Hồng, Tạp chí khoa học giáo dục tháng 3/ 1995.

- “Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo bé trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” – Lê Xuân Hồng, Tạp chí khoa học giáo dục, tháng 6/ 1996

Những công trình trên có đề cập vai trò của giao tiếp với trẻ, nhưng chủ yếu là giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ mà chưa đề cập đến kiểu giao tiếp mẫu tính đặc thù, một kiểu giao tiếp có xuất phát điểm từ giao tiếp mẫu tử.

2.2.1.2 Nghiên cứu về gia đình có ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ của trẻ

Mặt khác, cũng có những công trình bắt đầu nghiên cứu đến vai trò của gia đình đối với ngôn ngữ của trẻ nhỏ như:

-“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển vốn từ ở trẻ 1-3 tuổi” của Lưu Thị Lan – Nghiên cứu giáo dục, 1989, số 8, tr10.

-“Vai trò của gia đình trong việc sửa tật ngôn ngữ cho trẻ” – Lưu Thị Lan, Nghiên cứu giáo dục, 1986, số 3, tr8

Những nghiên cứu trên tập trung vào nghiên cứu vấn đề giao tiếp của trẻ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, vào quá trình phát sinh, phát triển giao tiếp của trẻ từ 0-6 tuổi, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa giao tiếp với các chức năng tâm lý… những vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể giao tiếp của trẻ em. Mặc dù vậy, các nghiên cứu trên cũng chưa đề cập tới kiểu giao tiếp mẫu tính trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, tương tác mẫu tính lại là tương tác xã hội đầu tiên của trẻ, tạo nên nền tảng tâm lý- nhân cách- ngôn ngữ cho các giai đoạn phát triển tiếp sau của trẻ nhỏ.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 31 - 32)