Nghiên cứu về tương tác mẫu tính (TTMT)

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 25 - 27)

1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.2.1 Nghiên cứu về tương tác mẫu tính (TTMT)

1.2.1.1 TTMT như một phẩm chất có nguồn gốc bẩm sinh, có liên quan tới thuyết Gắn bó (Attacment)

Mở đầu cho xu hướng nghiên cứu này về TTMT phải kể tới các nhà tâm lý học Ainsworth, M. D., Bell, S.M., & Stayton. Trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX, nhóm tác giả Ainsworth đã tăng cường các khái niệm cơ bản, giới thiệu khái niệm "cơ sở an toàn” (“secuse base”) và phát triển một lý thuyết về một số kiểu gắn bó của trẻ sơ sinh: gắn bó an toàn, gắn bó không an toàn- lảng tránhgắn bó không an toàn - mâu thuẫn. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm kiểu gắn bó thứ tư: gắn bó vô tổ chức.

Tiếp tục cho xu hướng nghiên cứu này phải kể tới tên tuổi của John Bowlby với các công trình nghiên cứu về Attachment (Sự gắn bó). Attachment được giới nghiên cứu giáo dục Âu Mĩ bắt đầu từ những năm 1977 với đại biểu tiêu biểu là John Bowlby. Ông đã xuất bản bộ ba tập sách “Attachment and Loss” (“Gắn bó và mất mát”) nhằm khẳng định vai trò của sự gắn bó mẫu tử nói riêng và sự gắn bó mang tính loài nói chung đối với sự phát triển của con người. Theo John Bowlby, sự gắn bó có nghĩa là:“Là một hệ thống điều chỉnh sẵn có ở con người (do quá trình tiến hóa mang lại) để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của loài người. Sự gắn bó này có thể thay thế cho mọi nỗ lực khác, nó bắt đầu từ khi con người sinh ra cho đến khi chết đi. Đối với trẻ, đó là trạng thái gần gũi hoặc dễ dàng trò chuyện, giao tiếp với một ai đó, và điều này giống như nền tảng có thể đảm bảo sự an toàn (đặc biệt là về tinh thần) cho trẻ một cách tốt nhất.” [123]

Nói cách khác hành vi gắn bó là hành vi đặc trưng cho tính người bắt đầu từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay (“from the cradle to the grave") mà Bowlby viết từ những năm 1977. Trong lời nói đầu, ông viết “... Sự gắn bó là hành vi được hình thành với tư cách là kết quả của sự nỗ lực cá nhân nhằm tạo dựng hay duy trì trạng thái gần gũi, thân thiết với một ai đó khác với mình, vì họ mạnh mẽ hơn hoặc thông thái hơn mình. Điều này được biểu hiện trước tiên, thường xuyên, rõ nét ở trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo, được

duy trì trong suốt đời người, đặc biệt khi con người rơi vào trạng thái khổ đau, bệnh tật, hay hoảng sợ.”[123]

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện khi tìm hiểu về Thuyết Sự gắn bó, đã thấy rằng: “Gắn bó có nghĩa là một mối quan hệ tình cảm hay những ràng buộc giữa một cá nhân với một ai đó (thường là một người chăm sóc). Mối quan hệ này có thể đối ứng giữa hai người lớn, nhưng giữa một đứa trẻ và người chăm sóc các mối quan hệ này được dựa trên nhu cầu của trẻ em vể sự an toàn và bảo vệ, hết sức quan trọng trong giai đoạn phôi thai và thời thơ ấu. Lý thuyết này cho rằng trẻ em gắn với người chăm sóc theo bản năng, vì mục đích của sự tồn tại, và cuối cùng là do bản sao di truyền. Mục đích sinh học là sự sống còn và mục tiêu tâm lý là an toàn. Thuyết Sự gắn bó không phải là một mô tả đầy đủ các mối quan hệ của con người, cũng không phải là đồng nghĩa với tình yêu và tình cảm, mặc dù có thể chỉ ra rằng những điều đó có tồn tại trong mối quan hệ này. Trong mối quan hệ trẻ em-người lớn, mối quan hệ của trẻ còn gọi là “sự gắn bó”- "attachment" và tương ứng với người chăm sóc thì gọi là " mối quan hệ với người chăm sóc” – “care-giving bond”.”

Vì thế John Bowlby tiêu biểu cho khuynh hướng nghiên cứu Sự gắn bó nói chung và tương tác mẫu tính nói riêng có nguồn gốc từ bẩm sinh của con người.

1.2.1.2 TTMT mang nhiều nét đặc thù như sự nhạy cảm, tính tự nhiên...

Tương tác mẫu tính giữa người mẹ với trẻ khi được xét như là một quá trình thì đòi hỏi phải mang những đặc tính nhất định phù hợp với trẻ mầm non. Những đặc tính này thể hiện ở chỗ người mẹ thường xuyên kiểm soát, điều chỉnh được hướng nhìn và hành động của trẻ một cách gắn bó, thân thiết, và sau đó phản ứng lại một cách tinh tế, nhạy bén, tự nhiên và phù hợp. Những đặc tính này cũng tương đồng với sự nhạy bén, nhạy cảm trong quan niệm của Ainsworth, Bell và Stayton (1974) [48]. Tuy đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của sự phản ứng từ người mẹ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, nhưng những phản ứng này không được đo lường theo hướng phân tích chất lượng để có thể phân biệt được phản ứng thông thường với phản ứng nhạy cảm, nhạy bén. Vì vậy có hiện tượng là hai người mẹ có thể có những mục tiêu hành động, cách phản ứng khác nhau đối với trẻ nhưng tính chất nhạy bén của các phản ứng không rõ ràng. Vì lẽ đó, Tamis-LeMonda, Bornstein và Baumwell (2001) [202] cho rằng những phản ứng sẽ được nghiên cứu một cách có ích hơn nếu nhìn chúng theo một tổ chức đa chiều.

Có thể thấy, sự nhạy bén, nhạy cảm được coi là nét đặc trưng nhất của TTMT, nhưng đến nay quan niệm về sự nhạy bén, nhạy cảm (sensitivity) chưa được cắt nghĩa rõ ràng mặc dù các nhà nghiên cứu đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu nó sâu hơn nhằm xác định có nhiều yếu tố cấu thành nên nó.

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)