Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 32)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.2. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính

Tương tác là bản chất của giao tiếp do đó tương tác mẫu tính là một bộ phận của giao tiếp nói chung, mặc dù vậy vấn đề PTNN thông qua tương tác mẫu tính hầu như chưa được đặt ra ở GDMN Việt Nam.

Một số giáo trình tâm lý học trẻ em như giáo trìnhTâm lý học mầm no (Nguyễn Ánh Tuyết, NXB ĐHQGHN, 2003), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi), In lần thứ 11, (Nguyễn Ánh Tuyết chủ biên) có đề cập tới các kiểu quan hệ mẹ - con có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ. Những nội dung lý thuyết đã được đề cập phần lớn là được kế thừa từ tâm lý học phương Tây, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào ở Việt Nam để kiểm chứng hoặc để phát huy vào các công trình mang tính ứng dụng khác. Và mối quan hệ mẹ - con được trình bày khá sơ lược về nội dung cũng

như nguồn gốc về các kiểu mối quan hệ mẹ - con đã được nghiên cứu như thế nào ở phương Tây.

Vì thế, để tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết về mối quan hệ đặc thù này, những ai muốn quan tâm phải tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu từ các bệnh viện Nhi, các công trình nghiên cứu của các bác sĩ. Việc đọc bài viết của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện qua đường link: http://ntfoundation.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1111&Itemid=30 3 là một minh chứng. Điều này cũng phản ánh giáo trình tâm lý học trẻ em trong các trường sư phạm mầm non của Việt Nam có một sự kế thừa và hiểu biết chưa đầy đủ về những thuật ngữ nghiên cứu về trẻ đang phổ biến trong nước và thế giới.

Vì lẽ đó hầu như chưa có một tường thuật đầy đủ nào về Gắn bó mẹ - con, khái quát hơn là Gắn bó mẫu tính đối với người học về ngành mầm non. Do vậy mà chưa có công trình nghiên cứu nào có tính chất kiểm chứng lại lý thuyết của Ainsworth, Bowlby, Bruner...ở Việt Nam và tiến tới vận dụng các lý thuyết này trong các công trình nghiên cứu ứng dụng khác.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu việc nghiên cứu PTTN ở trẻ mầm non nói chung và trẻ 9-18 tháng tuổi nói riêng ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy ở nước ta đã có những manh nha cho xu hướng nghiên cứu này, chẳng hạn có đặt ra việc nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách, phát triển ngôn ngữ của trẻ, có đặt ra việc nghiên cứu vai trò của gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, một cách chính thức thì vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính vẫn chưa hề được đặt ra. Vì thế chúng tôi mạnh dạn theo đuổi một hướng nghiên cứu ứng dụng tương đối mới mẻ ở Việt Nam: “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính”.

Chƣơng 1

TƢƠNG TÁC MẪU TÍNH

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI MẦM NON 1.1 Quan niệm về sự “phát triển” và “phát triển ngôn ngữ”

Hiện nay hầu hết các cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở nước ta đều cho rằng đối tượng nghiên cứu của mình là quá trình dạy lời nói (tiếng mẹ đẻ)

[26] cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi với các nội dung luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học chữ ở trường phổ thông. Mặt khác nội dung của cuốn giáo trình chủ trương đề ra những phương pháp, biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Qua đây có thể thấy các tác giả đã gián tiếp thể hiện quan điểm về thuật ngữ “phát triển” mà mình đang sử dụng. Có thể tác giả cho rằng “phát triển” ở đây chủ yếu được hiểu theo từ loại động từ. Nghĩa là một loại hành động của người lớn thể hiện các cách thức tác động sư phạm, tức là người lớn đóng vai trò là chủ thể tác động (cụ thể ở đây là cô giáo mầm non) nhằm mục đích hình thành và nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường. Điều này ở một góc độ nào đó xem trẻ là đối tượng tương đối thụ động nhận sự tác động có tổ chức giáo dục từ phía người lớn. Có lẽ vì vậy mà trọng tâm của giáo trình hướng nhiều hơn đến việc trình bày các phương pháp, biện pháp, các cách thức hành động để cô giáo mầm non vận dụng nhằm tác động tích cực tới năng lực ngôn ngữ của trẻ nhỏ.

Không giống với quan điểm trên, các nhà khoa học trên thế giới lại sử dụng thuật ngữ “phát triển” theo nghĩa của từ loại danh từ. Do vậy từ gốc tiếng Anh được sử dụng là “development” trong cụm “language development” chứ không phải là “develop” hay “developping” hay “enhancing”. Khi sử dụng theo nghĩa của từ loại danh từ, thì “phát triển” lại không được hiểu là một loại hành động mà chủ thể tác động là người lớn mà được hiểu là một loại quá trình – quá trình phát triển ngôn ngữ- trong tiến trình phát triển nhân sinh. Chủ thể của quá trình này cụ thể là trẻ mầm non tức là trẻ giữ vai trò chủ động trong chính quá trình phát triển của mình.Chính với quan điểm này mà khoa học thế giới xếp phát triển ngôn ngữ là một bộ phận thuộc bộ môn tâm lí học phát triển. Chính vì quan niệm như vậy nên lí luận phát triển ngôn ngữ của thế giới lại rất coi trọng việc nghiên cứu về các cơ chế phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Từ việc xem xét cơ chế phát triển ngôn ngữ trẻ em từ nhiều phương diện nên một cách logic đã xuất hiện nhiều hệ thống quan điểm lí luận khác nhau về sự phát triển ngôn ngữ trẻ em (xem phần tổng quan). Và cũng từ đây làm xuất hiện một hệ thống phong phú và mô tả chân thực quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Trong công trình này, “ phát triển ngôn ngữ” được hiểu theo cả hai nghĩa danh từ và động từ, tức là quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc cố

gắng hiểu thấu các cơ chế phát triển ngôn ngữ của con người nói chung, trẻ nhỏ nói riêng giúp chúng ta sẽ đưa ra các phương pháp, biện pháp nhằm can thiệp sớm hoặc hỗ trợ cải thiện chất lượng lĩnh hội và phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn tuổi mầm non; đồng thời đưa ra các tiêu chí phổ quát đánh giá các mốc phát triển ngôn ngữ cần đạt của trẻ ở mỗi một độ tuổi nhất định của tất cả các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau.

1.2 Tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ

1.2.1 Quan niệm về “tương tác mẫu tính”và “phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính” mẫu tính”

1.2.1.1 Tương tác mẫu tính được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là maternal interaction

[52,61,62,70], theo nghĩa hẹp đó là hành vi phản ứng, tương tác giữa người mẹ và trẻ nhỏ. Hành vi tương tác mẫu tính đặc trưng cho năng lực và kĩ năng giao tiếp của mẹ và trẻ. TTMT bao gồm nhiều dạng như tương tác thể chất, tương tác ngôn ngữ v.v…, được xem là những điều kiện quan trọng để phát triển nhận thức – trí tuệ, phát triển tình cảm- xã hội, phát triển ngôn ngữ của trẻ. Theo nghĩa rộng, hành vi tương tác mẫu tính cũng là hành vi của người lớn trong trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Do công việc chăm sóc trẻ trước tuổi học đường có nhiều nét đặc thù nên giáo viên mầm non cũng cần có những phẩm chất và năng lực của một người mẹ.

Trong luận án này, chúng tôi hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm, tuy nhiên để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi nhằm đạt được kết quả điển hình trong mối quan hệ điển hình nhất, chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm là cặp mẹ - trẻ (theo nghĩa hẹp ở trên).

1.2.1.2 Phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính

Phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính là việc thực hiện các hành vi phản ứng, tương tác kiểu của người mẹ nhằm hỗ trợ trẻ đạt được các quá trình tâm lý liên quan đến ngôn ngữ, lĩnh hội các phương tiện giao tiếp, lĩnh hội và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp để hoạt động giao tiếp nói chung và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói riêng, vận dụng những kĩ năng giao tiếp vào hoạt động giao tiếp để đạt được hiệu quả hơn.

Nhằm vén bức màn bí mật về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ gắn bó, đến sự tương tác giữa mẹ và trẻ. Họ cho mối quan hệ này chính là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Chomsky [87] cho rằng vì tính phức tạp của quá trình lĩnh hội ngôn ngữ nên trẻ không thể nào học ngôn ngữ thông qua lời nói của người lớn, bởi lẽ những mẫu nói năng của người lớn thường kém chuẩn mực, rời rạc và phức tạp. Ông cho năng lực ngôn ngữ của trẻ nhỏ là mang tính bẩm sinh. Không bao lâu sau những tuyên bố của Chomsky, hàng loạt những nghiên cứu về ngôn ngữ trực tiếp với trẻ nhỏ (Child-directed

speech- CDS) hay là lời nói mẫu tính (maternal speech)[84] đã xuất hiện. Sau lần chứng minh đầu tiên về rất nhiều điểm khác nhau của CDS với cách người lớn nói với người lớn, một câu hỏi nghiên cứu được đặt ra đặc biệt liên quan tới vai trò của CDS tới sự lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ nhỏ [112]. Tiếp đó là những nghiên cứu về các khía cạnh như sự điều chỉnh tinh tế về sự phức tạp trong khái niệm và trong cấu trúc trong ngôn ngữ của người lớn cho phù hợp với các trình độ phát triển của trẻ nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội ngôn ngữ. Bên cạnh đó, trong những hành vi tương tác của người lớn, việc người lớn dựa theo những phản ứng từ trẻ để phát ngôn cũng được nhấn mạnh như là những yếu tố thuận lợi giúp trẻ trau dồi ngôn từ.

Theo đó, với quan điểm thực tiễn-xã hội trong phát triển ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội ngôn ngữ như một phần toàn vẹn từ những tương tác xã hội với những người xung quanh [Bruner,1983,76]. Bruner cũng là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi giao tiếp tiền ngôn ngữ để hiểu về quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, một phần quan trọng trong đó là việc trẻ em nỗ lực để truyền đạt thông tin như thế nào ở giai đoạn tiền ngôn ngữ. Rõ ràng là trong thực tế, trước khi trẻ bắt đầu có thể sản sinh được những từ đầu tiên, trẻ hiểu được cần phải giao lưu trao đổi và dần dần học được cách nhận ra ý định của mình như thế nào- đầu tiên bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong quá trình học hỏi này, hoạt động xã hội quen thuộc đầu đời mà ở đó mẹ hoặc bảo mẫu lí giải được những tín hiệu hoặc gắn nghĩa cho những tín hiệu đó cũng như khả năng dõi theo những tâm điểm chú ý của trẻ nhỏ là một chìa khóa quan trọng để trẻ học ngôn ngữ.

Mặt khác có thể thấy rằng thông qua việc tìm hiểu nguồn gốc của khái niệm Sự tương tác mẫu tính, vấn đề tương tác giữa mẹ và trẻ nói riêng và giữa người lớn và trẻ nói chung vốn là hệ quả từ sự giao thoa giữa thuyết Sự gắn bó (Attachment Theory- John Bowlby,1983[123]) và các nghiên cứu khác của khoa học tâm lý-ngôn ngữ học phát triển.

Từ "gắn bó" là một khái niệm trong tâm lý học, trước hết là mô tả một phương thức ứng xử trong quan hệ mẹ - con, đặc biệt trong năm đầu, bao gồm quan hệ thể chất (xác thịt) cũng như về tâm lý. Người mẹ ở đây không nhất thiết là mẹ đẻ, mà chính là người chăm sóc hàng ngày, tức là mẹ nuôi.

Từ khái niệm về “gắn bó”, ta cũng có thể suy ra tương tác mẫu tính cũng được xem là một hoạt động tâm lý xuất phát chính trên nền tảng của sự gắn bó mẫu tử nói riêng và sự gắn bó đồng loại nói chung. Về phần mình, tương tác mẫu tính là điều kiện quyết định để hình thành sự gắn bó nói trên. Đồng thời tương tác mẫu tính cũng là một biểu hiện sinh động của sự gắn bó, là căn cứ để đánh giá chất lượng của mối quan hệ gắn bó mẹ con nói riêng và mối quan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh.

Thuyết sự gắn bó mô tả quá trình hình thành và biến đổi của mối quan hệ lâu dài giữa người với người. Nguyên lý quan trọng nhất của nó là một đứa trẻ cần để phát triển một mối quan hệ với ít nhất một người chăm sóc chính để cho sự phát triển xã hội và tình cảm của chính bản thân trẻ diễn ra bình thường. Thuyết về sự gắn bó là một nghiên cứu liên ngành bao gồm các lĩnh vực tâm lý, tiêu hóa, và dân tộc học. Sau Thế chiến II, trẻ vô gia cư và mồ côi đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, Liên Hợp Quốc đã yêu cầu bác sĩ tâm thần và tâm lý Bowlby đã viết một cuốn sách nhỏ về vấn đề này. Về sau, Bowlby đã phát triển và hoàn thiện Thuyết Gắn bó.

Trẻ sơ sinh sẽ gắn bó với người lớn, những người luôn rất nhạy cảm và đáp ứng, tương tác với trẻ, thông thường là người chăm sóc trẻ trong một khoảng thời gian từ sáu tháng đến hai tuổi. Khi trẻ bắt đầu biết bò và chập chững biết đi, chúng bắt đầu sử dụng các quan hệ gắn bó (người quen) như là một cơ sở an toàn để khám phá mọi điều xung quanh. Phản ứng của cha mẹ dẫn đến việc hình thành các kiểu gắn bó; những kiểu gắn bó đến lượt mình lại dẫn đến hình thành một thế giới bên trong định hướng mỗi cá nhân nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ và sự mong đợi về các mối quan hệ sau này. Nỗi lo lắng về sự chia cắt hay nỗi đau buồn khi mất mát một quan hệ gắn bó được coi là một phản ứng bình thường và mang tính thích nghi đối với trẻ sơ sinh. Những hành vi này có thể là một sự tiến hóa bởi vì chúng làm tăng khả năng sống sót tồn tại của trẻ em.

Hành vi của trẻ sơ sinh liên quan đến Sự gắn bó chủ yếu là tìm kiếm sự gần gũi. Để xây dựng một lý thuyết toàn diện về bản chất của Sự Gắn bó giai đoạn sớm, Bowlby khám phá một loạt các lĩnh vực, bao gồm cả sinh học, tiến hóa, lý thuyết quan hệ đối tượng (một chi nhánh của phân tâm học ), lí thuyết điều khiển hệ thống, và các lĩnh vực phong tục học và tâm lý học nhận thức. Sau những bài viết sơ bộ từ năm 1958 trở đi, Bowlby xuất bản một nghiên cứu đầy đủ trong bộ 3 tập Sự Gắn bó và Mất mát (Attachment and Loss)(1969-1982)[123].

Nghiên cứu của nhà tâm lý học phát triển người Đức, Maria Ainsworth trong những năm 1960 và 70 tăng cường các khái niệm cơ bản, giới thiệu khái niệm "cơ sở an toàn” (“secuse base”) [47&48] và phát triển một lý thuyết về một số kiểu gắn bó trẻ sơ sinh: gắn bó an toàn, gắn bó không an toàn- lảng tránh và gắn bó không an toàn - mâu thuẫn. Kiểu gắn bó thứ tư: gắn bó vô tổ chức, đã được bổ sung sau đó.

Trong những năm 1980, lý thuyết đã được mở rộng tới Sự gắn bó ở người lớn. Những tương tác khác có thể được hiểu là bao gồm cả thành phần của hành vi gắn bó, bao gồm mối quan hệ bạn bè ở mọi lứa tuổi, là sự lãng mạn và hấp dẫn giới tính và phản ứng nhu cầu chăm sóc của trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị bệnh và của cả người già.

Ban đầu, các nhà tâm lý học đã chỉ trích Bowlby và thuyết của ông, và cộng đồng phân tâm học tẩy chay ông đã đưa ra những nguyên lý tâm học. Tuy nhiên, lý thuyết Sự gắn bó về sau

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)