Đặc trưng của tương tác mẫu tính

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 39 - 52)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2Đặc trưng của tương tác mẫu tính

1.2.2.1 Tương tác mẫu tính có nguồn gốc từ tự nhiên, mang tính bẩm sinh

1.2.2.1.1 Tương tác mẫu tính thể hiện bản chất của quá trình giao tiếp với trẻ nhỏ

Giao tiếp là một phạm trù trung tâm của tâm lý học, là phạm trù chức năng thực tiễn của ngôn ngữ học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập từ thời kì Cổ Đại qua thời kì Phục Hưng và đến giữa thế kỉ XX thì hình thành nên một chuyên ngành: Tâm lí học giao tiếp. Ngay từ khi còn là tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất giao tiếp chưa bao giờ được thống nhất hoàn toàn.

Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp của con người. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về giao tiếp và mỗi định nghĩa đó lại nhấn mạnh những mặt khác nhau của giao tiếp.

Nhà tâm lý học người mỹ - Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau [176]. Bên cạnh đó, nhà tâm lý học người Anh – M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Theo M. Argyle giao tiếp thông tin mà nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt tâm lý và chuyển dịch không gian. Từ góc độ hoạt động, nhà tâm lý học Mỹ - T.Sibutanhi cũng làm rõ khái niệm liên lạc như là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay như là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động: “ Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hóa sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành phương tiện liên lạc khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.

Vưgotxki đã đưa ra khái niệm về giao tiếp như sau: “ Giao tiếp là sự thông báo hay quan hệ qua lại thuần túy giữa người – người như là một sự trao đổi quan điểm, cảm xúc”.

Để cắt nghĩa sâu sắc hơn cho khái niệm giao tiếp, Adamson, B.L. đã tìm về từ nguyên của từ “comunication”. Bà cho rằng, giao tiếp được xây dựng ý nghĩa theo từ nguyên

là “comonness”, trong đó bao gồm một chuỗi những tương tác thể hiện nhu cầu chia sẻ thông tin [45]. Hành động và tình cảm của con người vốn phong phú. Giao tiếp bao gồm quá trình điều chỉnh đối nhân xử thế dựa trên tiếng nói chung – (tiếng nói chung được hiểu là sự đồng cảm dựa trên sự chia sẻ về cảm xúc và quan niệm giữa hai hay nhiều người). Đồng tình với quan điểm trên của Adamson, B.L., chúng tôi cũng nhận thấy tương tác là một khâu đặc trưng của quá trình giao tiếp. Và tương tác mẫu tính là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con người bởi kiểu giao tiếp này được đặc trưng bởi kiểu quan hệ đặc thù của các nhân vật giao tiếp cũng như bởi những nét đặc thù của các nhân vật giao tiếp.

1.2.2.1.2 Tương tác mẫu tính mang tính bẩm sinh, nói cách khác, tương tác mẫu tính có nguồn gốc tự nhiên

Giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người mà ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp hiệu quả và trọng yếu nhất. Vì vậy, nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ đã và đang được quan tâm.

Nhiều giả thuyết: thuyết tượng thanh, thuyết về tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội…đã lần lượt xuất hiện. Tuy nhiên, những thuyết này đều có mặt hạn chế, chưa thể nhìn nhận hết được nguồn gốc của giao tiếp và ngôn ngữ.

Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được xem xét và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ, vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên cứu nguồn gốc con người cả trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và phát triển của mỗi cá thể.

Có thể nói, tương tác mẫu tính có nguồn gốc từ những đặc điểm sinh học độc đáo của con người. Cụ thể là:

- Cấu tạo sinh học của con người:

Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của loài người vốn là loài vượn người sống trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Sau nhiều biến động, loài vượn người đã buộc phải rời khỏi ngọn cây cao để xuống sinh sống trên mặt đất. Từ đó, cấu tạo của con người là đầu hướng thượng và chân bộ hành, dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của con người rộng và xa hơn, bộ ngực nở hơn đồng thời các cơ quan của bộ máy phát âm phát triển thuận tiện đưa luồng không khí từ bụng tới phổi đến khoang mũi nên cơ quan phát âm của con người phát triển (khoang miệng, mũi lớn hơn động vật), vị trí thanh đới cao giúp cho việc phát âm trở lên dễ dàng, các hệ thống nguyên âm, âm vị phong phú hơn. Các nhà khoa học xem đây là tiền đề sinh học trước tiên giúp con người có những cơ sở vật chất để sản

sinh ra các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như âm thanh, nét mặt biểu cảm phong phú và cử chỉ điệu bộ linh hoạt từ đôi bàn tay tự do. Chính các phương tiện phi ngôn ngữ này về sau cũng góp phần tạo ra phương tiện giao tiếp mang đặc trưng là một tín hiệu đơn nghĩa- ngôn ngữ.

- Đại não phát triển:

Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người, sự tiến bộ của bộ não là quan trọng nhất. Qua quá trình lao động và phát triển, bộ não của con người cũng phức tạp dần lên, những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như thùy trán, thùy thái dương và phần dưới thùy đỉnh phát triển mạnh. Kết quả của quá trình tiến hóa ấy, thì so với những loài họ hàng với tổ tiên con người, bộ não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọng lượng của não với trọng lượng của toàn thân) lớn hơn rất nhiều. Chúng ta có thể thấy được sự phát triển của đại não con người qua các thời kì như sau:

Bộ não người Rushi- Người vượn Phương Nam: 500g Bộ não người nguyên thủy: 1200g

Bộ não người Neandethal: 1400g Bộ não người hiện sinh: 1500g

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng sau khoảng 350 vạn năm, bộ não của người hiện sinh đã có trọng lượng gấp 3 lần so với não người Rushi. Đại não phát triển giúp cho khả năng tư duy tượng trưng cũng phát triển, và kéo theo đó là điều khiển các cơ quan khác một cách thành thục và hiệu quả hơn.

Như vậy, có thể nói, lao động đã tạo ra con người và góp phần tạo ra những tiền đề thứ nhất về mặt sinh học để ngôn ngữ có thể phát sinh, chuẩn bị và “ tạo cơ sở vật chất” để loài người có những cơ quan thích hợp cho việc giao tiếp và sản sinh tiếng nói.

Những tiến hóa về hình thái cơ thể và sự phát triển về đại não ở trên đã cho thấy con người tiến hóa hơn hẳn các loài động vật có vú bậc cao khác. Tuy nhiên, sự tiến hóa đó cũng chứa đựng một sự mâu thuẫn: Con người với cấu tạo: đầu hướng thượng, đi bộ bằng hai chân đã làm cho đường sinh nở bị hẹp lại, bộ não phát triển hơn nên đầu to hơn các động vật khác, do đó con người có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chính vì vậy, quá trình sinh nở của loài người cũng khác hẳn với các loài động vật có vú bậc cao ở chỗ, một em bé được sinh ra thì hệ vận động chưa phát triển mà chỉ có các giác quan phát triển ( các loài động vật như trâu, bò, dê… khi mới chào đời đã có thể chạy nhảy…). Sự khác biệt này được giới nghiên cứu sinh học gọi loài người là loài “nhập tổ thứ cấp” để phân biệt với “loài nhập tổ” ngay sau khi sinh sản là các động vật có vú bậc thấp như chuột, chó và cũng phân biệt với loài “ly tổ” ngay sau khi sinh sản là bò, nai, hươu, ngựa....Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng có thể cơ chế

sinh non có tính chất sinh lý” (tức là sinh mà hệ vận động chưa phát triển, chỉ có giác quan phát triển) đã giúp loài người thoát được nạn diệt chủng. Chính điều đó đứa bé mới cần sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ, và quá trình chăm sóc ấy đòi hỏi sự tương tác, giao tiếp mẫu tử. Giao tiếp trở thành tình cảm bẩm sinh sinh tồn của con người. Đó chính là sự gắn bó giữa mẹ và bé. Như vậy, mâu thuẫn của sự tiến hóa cũng cho ta thấy được nhu cầu giao tiếp của loài người ngay khi vừa mới chào đời.

TTMT có cơ sở từ chính những đặc điểm sinh học của con người. Do đó, TTMT có nguồn gốc tự nhiên, mang tính bẩm sinh. Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận ra rằng giữa sự tiến hóa hình thái cơ thể của con người – đầu hướng thượng, đi bộ bằng hai chân với sự tiến hóa về não bộ của con người tạo nên mâu thuẫn của sự tiến hóa. Đi bộ hai chân hàng ngàn năm đã làm cho đường sinh nở của người nữ bị teo nhỏ lại trong khi đó trọng lượng não bộ lại lớn lên. Trong khi đó, con người lại được xếp vào hàng động vật có vú bậc cao như hươu, nai, bò, ngựa đối trọng với loài động vật có vú bậc thấp như chó, chuột mèo…Theo lô-gich tiến hóa, bé người phải đứng lên, đi lại, chạy nhảy hầu như ngay lập tức được như bé hươu, nai, bò ngựa. Nhưng trên thực tế bé người lại nằm trong tổ giống như bé chó, chuột, mèo. Điều gì đã đảo ngược lô-gich tiến hóa này trong câu chuyện sinh nở của loài người nếu không phải chính là do mâu thuẫn của sự tiến hóa kể trên. Để đảm bảo cho sự sinh nở an toàn, để đảm bảo cho sự sinh tồn của giống loài, con người không thể đợi đến khi xương cốt của bào thai cứng cáp vì nếu như vậy cả mẹ và bé đều tử vong do đường sinh nở đã teo nhỏ lại do việc đứng thẳng và đi bộ trên hai chân. Ra đời khi hệ vận động chưa phát triển giống như chó, chuột, mèo (những loài này khi sinh ra hệ vận động chưa phát triển) chính là cơ hội sống sót của mẹ và bé người. Vì thế mà các nhà sinh học đã đưa ra giả thuyết sinh sản ; sinh non có tính chất sinh lý ở con người. Với cơ chế tự nhiên và bẩm sinh này, việc chăm sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng của người lớn đối với bé người là một điều kiện tất yếu đảm bào cho sự sinh tồn của giống loài. Và đây là tiền đề sinh học làm phát sinh TTMT- mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Vì lẽ đó ta thấy TTMT có nguồn gốc tự nhiên mang tính bẩm sinh. Có thể thấy, tương tác mẫu tính trước hết ra đời từ những nhân tố tự nhiên, bẩm sinh của con người. Đến lượt mình, tương tác mẫu tính lại trở thành một trong những nhân tố tự nhiên – xã hội là động lực hình thành ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu ở loài người.

1.2.2.2 Tương tác mẫu tính có nền tảng từ sự nhạy cảm mẫu tính (maternal sensitive)

Sự nhạy cảm (sensitive) được xem như một trong những yếu tố then chốt trong

thuyết Sự gắn bó (Attachment Theory, Bowlby 1969,1973, 1980)[123] và cũng là nền tảng của sự tương tác mẫu tính. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu Ainsworth (1974)[47&48] đã định nghĩa TTMT là đó là năng lực của người mẹ trong việc cảm nhận chính xác những dấu hiệu của con mình và đáp ứng lại một cách tinh tế, tự nhiên và phù hợp. Một người mẹ nhạy cảm là người mẹ có thể thông tỏ mọi điều mà trẻ mong muốn. Ainsworth và cộng sự của bà là Blehar, Waters và Wall (1978)[151] cũng là những người đầu tiên phát hiện ra mối quan hệ giữa sự nhạy cảm mẫu tính với cảm giác gắn bó an toàn của trẻ nhỏ (attachment security), và đó chính là một tiền đề chủ yếu của thuyết Sự gắn bó, tạo nên sự tương tác mẫu tính.

Mức độ gắn bó giữa mẹ và bé được xác định thông qua việc bé có khả năng biết dựa vào mẹ như một bảo đảm an toàn để khám phá sự vật và đồng thời tự cân bằng, xoa dịu những lúc khó chịu hay buồn bã của mình. Sự an toàn trong mối gắn kết mẹ con được xem là một điều quan trọng phản ánh sự tự tin của trẻ trong một bối cảnh có sự hiện diện biểu cảm của mẹ và sự phản hồi từ phía mẹ, từ đó giúp nâng cao sự định hướng tích cực và tin cậy của trẻ với mẹ, với chính bản thân mình và với thế giới nói chung. Ngược lại, sự chăm sóc của mẹ thiếu nhạy cảm và ít phản hồi lại trẻ có thể gây ra trạng thái bất an trong sự gắn bó mẫu tử. Chính trạng thái này sẽ khiến trẻ mất tự tin trước mẹ, và điều này sẽ là nguyên nhân tạo nên xu hướng tiêu cực và sự hoài nghi ở trẻ nhỏ (những dạng biểu hiện của Sự gắn bó – Ainsworth, 1978[147]; Main và Solomon, 1990)[147].

Những định nghĩa ban đầu về Sự nhạy cảm khá thô sơ và chung chung, nên việc thao tác hóa trở nên khó hiểu mơ hồ. Điều này phần nào giải thích tại sao trong rất nhiều nghiên cứu có mối liên hệ giữa Sự nhạy cảm (Sensitive) với Sự gắn bó (Attachment) đã không được phát hiện mạnh mẽ như đã dự tính ban đầu (meta-analysis xem De Wolff & Van Ijzendoorn 1997)[100].

Đã có rất nhiều nỗ lực để làm sâu sắc hơn khái niệm Sự nhạy cảm nhưng khi được chỉ ra bởi Meins, Femyhough, Fradley và Tuckey (1999)[161], những định nghĩa đó có xu hướng thiếu sự thống nhất giữa nhà nghiên cứu, những người coi hành vi như một yếu tố cấu thành sự nhạy cảm mẫu tính. Chẳng hạn như, người mẹ có khả năng gắn kết sự mạnh mẽ với các dạng phản ứng tùy theo trạng thái cảm xúc của trẻ thì được xem như là một yếu tố cấu thành nên Sự nhạy cảm (Tomasello, 1995[205]). Kivijärvi và những người khác (2001)[130] nhận định rằng bên cạnh bản năng biểu cảm sẵn có, người mẹ nào hành động một cách nhạy bén, nhạy cảm là người có thể đáp ứng con mình những gợi ý, kết nối được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với con mình, phản chiếu được con mình và đồng thời biết lường trước và bố trí sắp xếp môi trường xung quanh con sao cho hợp lí. Như vậy họ đã thao tác hóa cấu trúc của hành vi nhạy cảm bởi tổng số tất cả biểu hiện của phụ huynh trong chương trình Đánh giá mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi mầm non (Parent-Child Early Relational Assessment, PCERA [89]; Clark 1985[88]).

Mặt khác Silvén, Niemi và Voeten (2002)[187] định nghĩa Sự nhạy cảm như là một tiêu chí đánh giá trong năng lực làm mẹ nhằm thúc đẩy trẻ vui chơi, đúng giờ và hoạt bát nhanh nhẹn trong nhận thức. Khá gần với quan điểm này, Stevens, Blake, Vitale và MacDonald (1998) [196] cho rằng một người mẹ nhạy cảm là người có thể duy trì được sự chú ý của trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động và lựa chọn được những hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.

Laakaso, Poikkeus, Katajamäki và Lyytinen (1999b)[135] đã đánh giá Sự nhạy cảm

theo tổng số của 10 nấc thang, trong đó bao gồm ngoài khả năng duy trì sự chú ý và các yếu tố thúc đẩy còn bao gồm các khía cạnh khác như bản năng xúc cảm, yêu thích sự tham

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 39 - 52)