Tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 52 - 63)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.3Tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của

giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ

1.2.3.1 Tương tác mẫu tính giúp trẻ phát triển các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Tương tác mẫu tính trước hết thể hiện qua sự tương tác phi ngôn ngữ. Biểu hiện đậm nét của tương tác mẫu tính phi ngôn ngữ chính là sự điều chỉnh hướng nhìn giữa người lớn và trẻ. Sự chú ý cùng hướng (joint attention) vốn là điều được chia sẻ giữa người lớn với trẻ sẽ là điều giúp trẻ nhận ra tính mục đích trong lời nói của người lớn trong khi nắm bắt sự vật hay sự kiện gắn theo chủ đề “ở đây, bây giờ” cũng như việc sử dụng những từ quen thuộc với mục đích cung cấp thông tin sâu hơn giúp trẻ hiểu từ nói riêng và giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ nói chung(Clark 2003[90]). Thêm vào đó, đặc biệt là trong giai đoạn ngôn ngữ sớm, việc sử dụng những cử chỉ điệu bộ thích hợp kết hợp với ngôn ngữ miêu tả có thể sẽ giúp trẻ tập trung được chú ý vào vật, việc và vật chất thay vì chỉ thuần túy khuyến khích bằng lời hướng sự chú ý trong các hành vi mẫu tính cũng có tác dụng tăng cường phát triển ngôn ngữ một cách gián tiếp (Gogate, Bahrick & Watson 2000[118], Karrass, Braungart-Rieker, Mullins & Lefever 2002[125], Schmidt & Lawson 2002 [184], và xem Masur, 2005[153]). Chẳng hạn như, việc thể hiện điệu bộ kết hợp với các thông tin bằng lời có thể tạo nên các kích thích thúc đẩy tình huống giao tiếp có sự chú ý cùng hướng giữa mẹ và bé diễn ra lâu hơn. (Flom & Pick 2003[108]).

Tương tác mẫu tính còn giúp trẻ phát triển được hành động trỏ tay với tư cách là khởi nguồn của ngôn ngữ. Thông qua tương tác mẫu tính ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi trở đi, trẻ được tiếp xúc và làm quen với hành động trỏ tay. Từ đó trẻ cũng học cách định hướng sự chú ý của người đối diện bằng hành động trỏ tay. Ở trẻ có hai loại hành động trỏ tay: trỏ tay mệnh lệnh và trỏ tay miêu tả. Trỏ tay mệnh lệnh là hành động trỏ tay thể hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn như khi không thể lấy được đồ chơi, trẻ chỉ về phía giá đồ chơi, kèm theo đó là sự nhoài người về hướng đó. Trỏ tay miêu tả là hành động của trẻ khi trẻ nhìn thấy vật lạ, trẻ cũng muốn người lớn chú ý về vật đó, và đã dùng trỏ tay để lái sự chú ý của người lớn về phía vật lạ kia. Trẻ đều sử dụng cả hai loại trỏ tay này để định hướng người giao tiếp với mình, để cho người đó phải quay đầu lại, hoặc quay người lại để xác nhận những sự vật mà trẻ đang chú ý. Hành động trỏ tay là hành vi có tính chất tín hiệu liên thông với ngôn từ. Dựa vào ngón trỏ, thì vật trỏ (ngón trỏ- nghĩa là cái biểu biện) và cái được biểu hiện - đối tượng trỏ đã phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là qua

hành hành động trỏ, ngón trỏ đại diện cho vật được trỏ (đối tượng trỏ) nên những vật mang tính đại diện cho chức năng trung tâm của ngôn từ là không thể thiếu.

1.2.3.2 Tương tác mẫu tính giúp trẻ phát triển tư duy tượng trưng (năng lực biểu tượng)- nền tảng của việc lĩnh hội ngôn ngữ

Năng lực tư duy tượng trưng là năng lực biết sử dụng sự vật này để thay thế, đại diện cho một sự vật khác ở trong ý nghĩ. Kết quả của tư duy này góp phần tạo ra những tín hiệu trong cuộc sống con người, trong đó có tín hiệu ngôn ngữ. TTMT giúp trẻ sớm nhận ra mối dây liên hệ giữa âm thanh mà người lớn phát ra với hình ảnh sự vật, hiện tượng mà người lớn ám chỉ. Thông qua đó, giúp trẻ hình thành được tam giác ngữ nghĩa trước hết là của từ: ngôn ngữ - khái niệm và đối tượng. Ví dụ với từ “búp bê”, ta có thể giúp bé xác lập từ này trong mối liên hệ như sau:

Búp bê (tín hiệu từ: âm thanh và chữ viết) biểu tượng trong suy nghĩ (khái niệm)

búp bê(trong thực tiễn)

Ngoài ra, Lyytinen, Eklund và Lyytinen (2003) [142]cũng phát hiện ra rằng những lời nói mẫu tính trong quá trình tương tác mẫu tính chính là một gợi ý giúp trẻ tiếp cận trò chơi biểu tượng (symbolic play), và khi trẻ được 14 tháng tuổi- ở vào giai đoạn nghe hiểu ngôn ngữ, lời mẹ nói sẽ giúp trẻ những bài học vỡ lòng về trò chơi biểu tượng.

Cùng với sự tiến bộ đáng kể về năng lực giao tiếp và ngôn ngữ trong hai năm đầu đời, thao tác với đối tượng của trẻ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Những tiến bộ ban đầu của trẻ thường tập trung ở khả năng định hướng mục tiêu, duy trì và điều tiết sự chú ý, và cũng như trong khả năng sử dụng vật thay thế đại diện mang tính tượng trưng trong khi chơi (Tamis-LeMonda & Bornstein 1993)[198]. Bên cạnh việc phản ánh về sự phát triển nhận thức cá nhân, quá trình này cũng có thể được coi là một thành tích của cá nhân trẻ. Ví dụ, nghiên cứu Fiese (1990)[107] cho thấy so với lúc chơi một mình, trẻ em trong độ tuổi từ 15 và 24 tháng đã sử dụng các hình thức của trò chơi phức tạp hơn nhiều khi chơi với mẹ (xem „'vùng phát triển gần nhất" - Vygotsky của 1978)[144]. Tuy nhiên, việc có một người lớn tương tác thuần túy không đảm bảo cho những tăng trưởng về nhận thức, đặc điểm của người lớn như là một khả năng tạo dựng một cấu trúc luân phiên qua lại tương tác lẫn nhau (Fiese 1990) [107] và việc sử dụng một cách thích hợp những phương án điều chỉnh sự chú ý (ví dụ, Laakso, Poikkeus, Eklund & Lyytinen 1999a)[134] đều rất quan trọng đối với sự phát triển của trò chơi tượng trưng. Cũng có ý kiến cho rằng khả năng biểu hiện bắt đầu với các thao tác của các biểu tượng mà được quan sát thấy trong trò chơi

biểu tượng và nó có liên quan đến - nếu không muốn nói là cần thiết- cho sự phát triển của ngôn ngữ. Chính vì những lý do này, các thăm dò về trò chơi biểu tượng thường bao gồm bao gồm việc đánh giá các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ ở giai đoạn đầu. Trước khi năm đầu tiên, hành vi chiếm ưu thế là hoạt động vận động cảm giác trong quá trình chơi của trẻ em khi trẻ khám phá các đối tượng ở các phương diện chức năng cụ thể của từng đối tượng. Tamis-LeMonda và Bornstein (1995)[200] phân loại hành vi chơi với các đối tượng trong các hoạt động thăm dò là bao gồm hai loại: chơi không có tính chất tượng trưng và chơi tượng trưng. Trong hoạt động chơi thăm dò với các đối tượng độc lập, trẻ thường nhìn vào một đối tượng đồng thời mân mê và đưa vào môi ngậm. Đến cuối năm đầu tiên, trẻ em bắt đầu tiếp cận việc xử lý đồ chơi dựa theo chức năng cụ thể phi tượng trưng, lĩnh hội thông tin về các chức năng độc đáo của từng đối tượng của ví dụ cách nhấn nút và sắp xếp chén tách lên chiếc đĩa (xem chơi tổ hợp- combinatorial play trong phân loại của Piaget (1962)[177]. Bên cạnh đó, McCune (1995) [158] đã quan sát các hoạt động của trẻ sơ sinh về các đối tượng có liên quan với nhau, và “trình độ tiền tượng trưng- presymbolic level " được hình thành ở trẻ chính là lúc trẻ bắt đầu nhận ra chức năng của một đối tượng bằng cách sử dụng chúng.

Các dấu hiệu đầu tiên của các hoạt động biểu tượng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của năm thứ hai (Bates 1979[60], Lyytinen 2003[142], Lyytinen, Laakso, Poikkeus và Rita năm 1999[134&135], Tamis-LeMonda & Bornstein 1995[200]). Bên cạnh đó những cử chỉ biểu hiện thường liên quan đến các đối tượng đang được sử dụng để đại diện hoặc thay thế cho một cái gì khác. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển các kỹ năng chơi tượng trưng các đề tài hành động thường ngắn gọn và mơ hồ và bị hạn chế thói quen và hoạt động quen thuộc. Theo McCune (1995) [158], sau khi giai đoạn tiền biểu tượng, trình tự chơi tiến hành bắt đầu từ hành vi giả vờ có tính chất đơn lẻ liên quan đến bản thân, sau đó vượt ra ngoài bản thân bằng các hành động giả vờ ở các hoạt động khác hoặc có người khác cùng tham gia diễn kịch giả vờ cùng, sau đó là sự kết hợp các hành vi giả vờ và cuối cùng để phân cấp hoặc dự kiến các hoạt động giả vờ. Khả năng dùng một yếu tố này (signifiers) để thay thế cho, biểu thị cho yếu tố khác (signified) được coi là yêu cầu tối quan trọng cho cả trò chơi tượng trưng lẫn ngôn ngữ (Piaget 1962[177]). Piaget cũng khẳng định rằng điều kiện tiên quyết cho tất cả các khía cạnh của việc học ngôn ngữ là trí thông minh phi ngôn ngữ mang tính vận động cảm giác, từ đó cả ngôn ngữ và trò chơi biểu tượng xuất hiện - trong một số biểu hiện của một năng lực của khả năng tượng trưng cơ bản nói chung.Theo Piaget, sự xuất hiện của ngôn ngữ là vào cuối thời kì vận động trở đi, nhờ vào sự hậu thuẫn của khả năng tượng trưng. Năng lực tượng trưng là “năng lực dùng

một sự vật khác để thay thế cho một sự vật ở trong suy nghĩ”, do đó, ngôn ngữ mang bản chất tượng trưng vì ngôn ngữ dùng các tín hiệu âm thanh, hình ảnh để biểu hiện và làm tái hiện sự vật không có ở trước mắt. Tuy nhiên, tuyên bố mạnh mẽ này chưa được hỗ trợ bởi các nghiên cứu thực nghiệm. Trong thực tế, một số đại diện của những lý thuyết đương đại về trẻ sơ sinh khá thú vị khi cho rằng cơ sở khái niệm cần thiết cho phát triển ngôn ngữ trong năm đầu tiên lại song song với các vấn đề của hệ vận động cảm giác, tức là sớm hơn so với dự đoán của Piaget (Jean M. Mandler 1998, 2004[120&121]). Hầu như trong năm đầu tiên, trẻ sơ sinh đã phát triển khái niệm rộng lớn về các đối tượng, tuy nhiên thường mang tính chất cường điệu. Mặc dù vậy, sự phát triển của trò chơi tượng trưng vẫn được xem như là dấu hiệu thể hiện trình độ biểu tượng trưng, một trong những điều phản ánh sự phát triển nhận thức của trẻ (ví dụ, McCune 1995[158]).Mặt khác, những câu hỏi nghiên cứu như phải chăng việc lĩnh hội ngôn ngữ được kết hợp với những sự phát triển trong trò chơi tượng trưng đã được thay thế bằng câu hỏi như là khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ liên quan tới trò chơi biểu tượng theo những cách khác nhau như thế nào (xem Tamis- LeMonda & Bornstein1993, 1994[198&199]).

1.2.3.3 Tương tác mẫu tính giúp trẻ phát triển phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và thói quen giao tiếp ngôn ngữ

Trên thực tế, nhìn chung ngôn ngữ đầu vào (in put language) có đặc điểm tự nhiên

và được đơn giản hóa (Snow 1995)[193]. Cả hai loại điều chỉnh này có lẽ khá quan trọng để tạo thuận lợi cho phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả, ít nhất là trong một vài cách cụ thể ở những giai đoạn nhất định trong phát triển ngôn ngữ (cf. Tamis-LeMonda và cộng sự 2001)[202].

Một tỉ lệ lớn những lời nói mẫu tính là để phản ứng lại lời hay hành động của trẻ (Snow 1977[190], 1986[191]). Điều này chứng tỏ rằng mẹ nói không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin tới cho trẻ mà còn để khuyến khích trẻ giao tiếp ngôn ngữ. Do đó, một vài đặc điểm của CDS là chỉ có thể giải thích trong một khung tương tác nhất định của mẹ (bảo mẫu) và trẻ. Chẳng hạn như một tỉ lệ lớn những câu hỏi trong lời nói mẫu tính được xem như là một cách đẩy lượt thoại tiếp theo tới trẻ. Để xây dựng một cuộc thoại đảm bảo cấu trúc lượt lời luân phiên với trẻ nhỏ, người mẹ (bảo mẫu) phải phản ứng tương tác bằng cách vừa phát ra câu hỏi (chủ yếu là câu hỏi có/không) lại vừa tự trả lời cho lượt thoại tiếp theo. Người mẹ cũng thường rà soát lại những điều mà trẻ nói bằng những câu hỏi phân loại. Thêm vào đó, họ có xu hướng sửa sai cả về ngữ pháp, ngữ nghĩa và yêu cầu trẻ một chủ đề giao tiếp nào đó (Clark 2003[90]). Và để duy trì chủ đề giao tiếp với trẻ, người mẹ thường mở rộng những gì mà trẻ vừa mới yêu cầu và cũng đồng thời nhắc lại hoặc phát

triển nội dung ngữ nghĩa câu nói của trẻ. Tất cả những điều trên đều tạo thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (xem „elaborativeness‟ trong Murray & Hornbaker 1997[170]).

Baldwin và Markman, 1989[55]; Bloom, 1993[67]; Bloom, Margulis, Tinker và Fujita, 1996[68]; Carpenter, Nagell và Tomasello, 1998[82]; McCune, 1995[158]; Tomasello và Farra, 1986[204] cho rằng người mẹ nào phản ứng bằng lời một cách tập trung sự chú ý của trẻ có thể hỗ trợ trẻ lĩnh hội ngôn ngữ bằng cách gắn tên gọi sự vật, sự kiện trong thời điểm mẹ và bé có sự chú ý cùng hướng. Bằng cách này, mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng liên kết các tín hiệu âm thanh ngôn ngữ với sự vật mà trẻ tham chiếu trước mắt và đồng thời củng cố chức năng giao tiếp xã hội của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, Tamis- LeMonda và Bornstein (1994)[199] cũng thấy rằng, nhìn chung, kiểu mẫu ngôn ngữ có tính chất tham khảo như việc gắn tên cho sự vật, việc miêu tả và đặt câu hỏi về sự vật hay hành động trong môi trường xung quanh cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự tiếp thu tại thời điểm hiện tại và thời điểm sản sinh từ lúc 13 tháng tuổi và các kĩ năng diễn đạt ở 20 tháng tuổi. Thói quen hướng vào ngôn từ cũng đã chứng tỏ vai trò với việc lĩnh hội từ vựng ở giai đoạn sớm này (Snow 1995[193]). Hơn nữa, Gleitman, Newport và Gleitman (1984)[117] cũng nhận định rằng người mẹ nào mà tạo lập ra những lời nói có độ phong phú đa dạng về ngữ pháp sẽ cung cấp cho trẻ một nguồn dữ liệu ngôn ngữ bổ ích đối với trẻ.

Theo Furrow, Nelson and Benedict (1979)[110], sự đơn giản trong các kiểu giao tiếp mẫu tính là một chìa khóa quan trọng để hỗ trợ sự lĩnh hội ngôn ngữ ở trẻ. Tuy nhiên, Snow và những người khác (1987)[192] lại cho rằng điều chỉnh tinh tế để tạo thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ là điều không cần thiết. Tuy vậy, tương quan thuận giữa sự phát triển ngôn ngữ nhanh đột biến với CDS đã được chứng tỏ là một phần nhờ vào việc mẹ, hay GVMN sử dụng các lời nói ngắn cũng như các kiểu câu liên quan tới chủ đề “ở đâu và bây giờ” (Furrow và cộng sự 1979, [110]) và gắn tên gọi với sự vật ( ví dụ Masur 1982 [152], 2005[153], Poulin-Dubois, Graham & Sippola 1995[178], Stevens và cộng sự 1998[196]).

Quả thực, người mẹ luôn chứng tỏ sự nhạy cảm đặc biệt đối với các nhu cầu và năng lực của trẻ, chẳng hạn như sự phản hồi thích hợp cả về ngữ nghĩa và ngữ pháp đối với các phát ngôn của con mình. Những phản hồi về mặt ngữ nghĩa, một kiểu trong số các phản ứng của mẹ, dự báo một cách rõ nét năng lực ngôn ngữ của trẻ (Sally Barnes, Gutfreund, Satterly và Wells, 1983[182]). Tóm lại, theo Snow,1986 [191], sự phản ứng của người mẹ đảm bảo rằng giữa mẹ và trẻ cùng có một cách nhìn nhận về thế giới, tạo nền tảng giúp trẻ lí giải và hiểu được các phát ngôn của người lớn trong suốt quá trình trò chuyện của mẹ - bé.

Hầu hết những nghiên cứu về sự phản ứng, tương tác mẫu tính đều trực tiếp dựa trên vai trò của sự chú ý cùng hướng trong sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ mầm non. Bởi lẽ những người mẹ hay bảo mẫu chính là người đáp lại những phát ngôn hay những lần khám phá phát hiện của trẻ, thông qua sự giải mã liên kết các chủ đề tương tự về sở thích giống như trẻ. Bằng cách tiến hành các kiểu phản ứng tương tác, người lớn sẽ cung cấp cho trẻ một sự gợi ý thực tế và rõ ràng hơn để học từ vựng, bằng cách đó giúp trẻ trao đổi với người lớn dễ dàng hơn về những hoạt động đang diễn ra trước mắt. Như vậy, việc trao đổi các phản ứng giữa mẹ và trẻ chính là cái gốc để tạo nên hai điều: một là, trẻ về cơ bản đã biết lựa chọn các tín hiệu để sử dụng trong giao tiếp với người lớn, hai là người mẹ bằng sự nhạy cảm đặc biệt đã đáp lại các tín hiệu này.

Rất nhiều khía cạnh khác liên quan đến chất lượng và bản năng giao tiếp mẹ - bé đã được chứng minh là có ảnh hưởng rõ rệt đến việc lĩnh hội các kĩ năng giao tiếp và ngôn

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 52 - 63)