Kiểm định hiệu quả thực nghiệm theo các mức độ thấp, trung bình, khá cao và cao

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 143 - 199)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

3.7.2Kiểm định hiệu quả thực nghiệm theo các mức độ thấp, trung bình, khá cao và cao

Bảng 15. Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC1 và TN1 (trước và sau TN)

Nhóm 9 tháng tuổi (Nhóm 1) ĐC1 TTN ĐC1 STN TN1 TTN TN1 STN Giá trị trung bình 39.889 42.556 40.889 52.111 Độ lệch chuẩn 4.167 4.586 3.371 Giá trị p 0.607 0.0002

Có ý nghĩa (p≤0,05) Không có ý nghĩa Có ý nghĩa

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình trước tác động của hai nhóm ĐC1 là 0.607và TN1 là 0.0002. Điều này có nghĩa là chênh lệch trước tác động ít có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chênh lệch này là không có ý nghĩa. Còn chênh lệch giá trị trung bình sau thực nghiệm của hai nhóm là 0.0002, nghĩa là có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả đối với nhóm thực nghiệm 1.

Bảng 16: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC2 và TN2 (trước và sau TN)

Nhóm 10 - 12 tháng tuổi (Nhóm 2) ĐC2 TTN ĐC2 STN TN2 TTN TN2 STN Giá trị TB 57.071 60.786 56.400 64.733 Độ lệch chuẩn 2.369 1.968 3.066 3.081 Giá trị p 0.514 0.0004

Có ý nghĩa (p≤0,05) Không có ý nghĩa Có ý nghĩa

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình trước tác động của hai nhóm ĐC2 là 0.514 và TN2 là 0.0004. Điều này có nghĩa là chênh lệch trước tác động ít có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chênh lệch này là không có ý nghĩa. Còn chênh lệch giá trị trung bình sau thực nghiệm của hai nhóm là 0,004, nghĩa là có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả đối với nhóm thực nghiệm 2.

Bảng 17: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC3 và TN3 (trước và sau TN)

Nhóm 13- 15 tháng tuổi

(Nhóm3) ĐC3 TTN ĐC 3STN TN3 TTN TN3 STN

Giá trị trung bình 68.861 69.361 68.944 74.667

Độ lệch chuẩn 3.757 3.780 3.091 2.995

Giá trị p 0.943 0.0001

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình trước tác động của hai nhóm ĐC3 là 0.943 và TN3 là 0.0001. Điều này có nghĩa là chênh lệch trước tác động ít có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chênh lệch này là không có ý nghĩa. Còn chênh lệch giá trị trung bình sau thực nghiệm của hai nhóm là 0,0001, nghĩa là có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả đối với nhóm thực nghiệm 3.

Bảng 18: Kiểm định hiệu quả thực nghiệm nhóm ĐC4 và TN4 (trước và sau TN) Nhóm 16- 18 tháng tuổi (Nhóm 4) ĐC4 TTN ĐC4 STN TN4 TTN TN4 STN Giá trị TB 100.935 102.196 100.208 114.458 Độ lệch chuẩn 2.225 2.409 4.544 4.859 Giá trị p 0.496 0.0000

Có ý nghĩa (p≤0,05) Không có ý nghĩa Có ý nghĩa

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình trước tác động của hai nhóm ĐC4 là 0.496 và TN4 là 0.0000. Điều này có nghĩa là chênh lệch trước tác động ít có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chênh lệch này là không có ý nghĩa. Còn chênh lệch giá trị trung bình sau thực nghiệm của hai nhóm là 0.0000, nghĩa là có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả đối với nhóm thực nghiệm 4.

Bảng 19a: Kiểm định nhóm ĐC và TN trước và sau TN theo các mức độ

Kiểm đinh DC và TN trước TN Giá trị P

0.98

Không có ý nghĩa

Kiểm đinh DC va TN sau TN Giá trị P 0.04 Có ý nghĩa (P<0,05)

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình trước tác động của nhóm đối chứng 0.98và thực nghiệm là 0.04. Điều này có nghĩa là chênh lệch trước tác động ít có khả năng xảy ra ngẫu nhiên cao. Do vậy, chênh lệch này là không có ý nghĩa. Còn chênh lệch giá trị trung bình sau thực nghiệm của nhóm TN so với trước TN là 0.04, nghĩa là có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả đối với nhóm thực nghiệm.

Bảng 19b. Kiểm định nhóm tổng nhóm ĐC và TN trước và sau TN

Nhóm ĐC và TN ĐC và TN TTN ĐC và TN STN Giá trị trung bình 73.636 83.803 Độ lệch chuẩn 22.306 24.642 Giá trị p 0.014 Có ý nghĩa (p≤0,05) Có ý nghĩa

Giá trị p trong phép kiểm chứng t-test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình trước tác động của nhóm đối chứng và thực nghiệm là 0.014.Như vậy chênh lệch giá trị trung bình sau thực nghiệm của nhóm ĐC và TN so với trước TN là 0.014, nghĩa là có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Chúng ta coi chênh lệch này là có ý nghĩa.

Như vậy, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả tổng gộp của cả ĐC và TN sau TN. Điều này cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa của nhóm TN sau TN đã chi phối kết quả chung của tổng điểm ĐC và TN gộp lại.

3.7.3 Kiểm định sự thay đổi của các nhóm trong từng lĩnh vực ngôn ngữ sau thực nghiệm

3.7.3.1 Nhóm ĐC và TN 1: nhóm 9 tháng tuổi

Bảng 20: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 1 và TN 1 trước và sau TN

Nhóm ĐC 1 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 2.33 2.22 11.78 23.56

0.014 0.179 0.058 0.841

Giá trị TB sau TN 2.44 2.22 11.78 24.44

Độ lệch chuẩn trước TN 0.71 0.97 0.97 3.17

Độ lệnh chuẩn sau TN 0.53 0.83 1.39 2.83

Nhóm TN 1 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 3.22 2.78 12.67 23.89 0.000 0.000 0.000 0.029 Giá trị TB sau TN 5.22 4.56 14.89 27.44 Độ lệch chuẩn trước TN 0.67 0.67 0.87 3.76 Độ lệnh chuẩn sau TN 0.97 0.88 1.17 2.46 3.7.3.2 Nhóm ĐC và TN 2: nhóm 10-12 tháng tuổi

Bảng 21:Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 2 và TN 2 trước và sau TN

Nhóm ĐC 2 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 6.79 7.21 13.29 29.79 0.0

00 0.076 0.025 0.014

Giá trị TB sau TN 6.93 6.80 13.07 29.60

Độ lệch chuẩn trước TN 0.97 0.80 0.83 1.31

Độ lệnh chuẩn sau TN 0.96 0.86 0.80 1.59

Nhóm TN 2 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 8.07 7.71 14.07 30.93 0.0 00 0.001 0.000 0.0 00 Giá trị TB sau TN 8.87 8.07 15.20 32.60 Độ lệch chuẩn trước TN 0.62 0.61 0.92 0.92 Độ lệnh chuẩn sau TN 0.83 0.96 0.94 1.64

Biểu 6a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC2trước và sau TN

Biểu 6b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN2 trước và sau TN 3.7.3.3.Nhóm ĐC và TN 3: nhóm 13-15 tháng tuổi

Bảng 22: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC 3 và TN 3 trước và sau TN

Nhóm ĐC 3 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 8.33 7.72 14.72 38.08

0.324 0.785 0.840 1.000

Giá trị TB sau TN 8.44 7.39 14.39 38.72

Độ lệch chuẩn trước TN 1.03 1.23 0.83 2.39

Độ lệnh chuẩn sau TN 1.10 1.33 0.92 0.81

Nhóm TN 3 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 10.11 8.67 15.11 40.67

0.000 0.003 0.015 0.000

Giá trị TB sau TN 21.91 14.70 22.30 43.28

Độ lệch chuẩn trước TN 0.83 1.03 0.76 1.29

Độ lệnh chuẩn sau TN 0.73 1.18 0.82 0.74

Biểu 7a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC3 trước và sau TN

BIỂU ĐỒSO SÁNH ĐIỂM NHÓM TN 2 TRƯỚC VÀ SAU TN

Biểu 7b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN3 trước và sau TN 3.7.3.4. Nhóm ĐC và TN 4: nhóm 16-18 tháng tuổi

Bảng 23: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC4 và TN4 trước và sau TN

Nhóm ĐC4 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 21.52 14.48 22.04 42.89

.125 .540 .255 .076

Giá trị TB sau TN 21.79 14.42 22.17 42.75

Độ lệch chuẩn trước TN 0.95 1.20 0.71 0.72

Độ lệnh chuẩn sau TN 0.98 1.06 0.64 0.74

Nhóm TN4 Từ vựng Phát âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB trước TN 21.91 14.70 22.30 43.28

.000 .000 .000 .000

Giá trị TB sau TN 25.25 18.08 25.13 46.13

Độ lệch chuẩn trước TN 0.73 1.18 0.82 0.74

Độ lệnh chuẩn sau TN 1.54 1.77 1.70 1.47

Biểu 8a: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm ĐC4 trước và sau TN

BIỂU ĐỒSO SÁNH ĐIỂM NHÓM TN 3 TRƯỚC VÀ SAU TN

BIỂU ĐỒSO SÁNH ĐIỂM NHÓM ĐC 4 TRƯỚC VÀ SAU TN BIỂU ĐỒSO SÁNH ĐIỂM NHÓM ĐC 4 TRƯỚC VÀ SAU TN

Biểu 8b: Sự thay đổi về năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN4 trước và sau TN

Bảng 25: So sánh điểm số của nhóm ĐC và TN trước và sau TN theo 4 nội dung từ vựng, phát âm, ngữ pháp và giao tiếp

Nhóm ĐC-TN trƣớc TN Từ vựng Phát

âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB ĐC 11.89 9.27 16.63 35.95 0.791 0.872 0.990 0.806 Giá trị TB TN 12.25 9.14 16.62 36.26 Độ lệch chuẩn ĐC 7.56 4.45 4.27 7.25 Độ lệnh chuẩn ĐC 7.64 4.51 4.44 6.99 Nhóm ĐC-TN sau TN Từ vựng Phát

âm Ngữ pháp Giao tiếp Giá trị p (P< 0.05)

Giá trị TB ĐC 12.53 9.56 17.03 36.39 0.107 0.03 1 0.03 2 0.031 Giá trị TB TN 14.77 11.45 18.78 39.12 Độ lệch chuẩn ĐC 7.33 4.34 4.12 7.13 Độ lệnh chuẩn TN 8.30 5.44 5.05 7.07 3.7.4 Đánh giá chung

Xét theo từng lĩnh vực cụ thể của sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, có thể thấy nổi lên một số đặc điểm sau:

Về mặt từ vựng

So sánh giứa ĐC trước và sau 3 tháng không tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi thì vốn từ vựng có tăng nhẹ. Tuy nhiên với các trị số p lần lượt là: 0.014, 0.000, 0.324 và 0,125 thì chỉ có 2 trị số p đầu tiên là thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa còn 2 trị số p sau là những sự khác biệt không có ý nghĩa. Qua trị số p ta thấy, mặc dù không được tác động thực nghiệm nhưng nhóm ĐC 1 và ĐC 2 vẫn có sự thay đổi nổi bật do đây là đặc trưng của giai đoạn tuổi 9 – 12 tháng tuổi là tuổi xuất hiện những từ đầu tiên. Do vậy đây là sự tăng tự nhiên theo quy luật mà chưa cần đến những tác động của thực nghiệm. Nhưng do không được tác động thực nghiệm nên ở nhóm ĐC 3 và ĐC 4 đã không duy trì được mức tăng như trước nữa, dẫn đến trị số p đã thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa.

So sánh giứa TN trước và sau 3 tháng tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi thì vốn

từ vựng có tăng với 4 trị số p đều là 0.000 và đó là những sự khác biệt có ý nghiĩa. Như vậy, nhờ có sự tác động thực nghiệm mà trị số p của nhóm TN thấp hơn nhiều so với trị số p của nhóm ĐC. Và sự khác biệt có ý nghĩa của sự tăng trưởng từ vựng được duy trì trong suốt 4 độ tuổi của nhóm TN.

Về mặt phát âm

So sánh giứa ĐC trước và sau 3 tháng không tác động thực nghiệm ở cả 3 độ tuổi sau thì điểm số của phát âm có xu hướng giảm nhẹ, riêng độ tuổi 9 tháng thì điểm phát âm giữ nguyên. Các trị số p lần lượt là:0.179, 0.076, 0.785 và 0.540, tất cả đều là những sự khác biệt không có ý nghĩa.

So sánh giứa TN trước và sau 3 tháng tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi thì điểm số phát âm có tăng với các trị số p lần lượt là:.0.000, 0.001,0.003 và 0.000. và đều thể hiện các sự khác biệt có ý nghĩa rõ rệt. Như vậy, các biện pháp thực nghiệm mang bản chất tương tác mẫu tính có sự cải thiện rõ rệt về mặt phát âm cho trẻ ở nhóm TN.

Về mặt ngữ pháp

So sánh nhóm ĐC trước và sau 3 tháng không tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi, ta thấy điểm ngữ pháp của nhóm ĐC 1 giữ nguyên, ĐC 2 và 3 giảm nhẹ và ĐC 4 tăng nhẹ. Như vậy, điểm số ngữ pháp của nhóm ĐC khi không nhận được tác động thực nghiệm có biểu hiện tăng giảm không ổn định. Trị số p của 4 độ tuổi ở nhóm ĐC lần lượt là 0.058, 0.025, 0.840 và 0.255. Riêng trị số p của nhóm ĐC 2 không phải biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa của sự tăng trưởng về ngữ pháp mà biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa của sự giảm điểm về ngữ pháp sau 3 tháng không thực nghiệm tác động. Đây cũng là những biểu hiện bình thường của giai đoạn hoán chuyển từ giao tiếp phi ngôn ngữ sang giai đoạn giao tiếp ngôn ngữ.

So sánh giứa TN trước và sau 3 tháng tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi thì điểm số ngữ pháp có tăng với các trị số p lần lượt là:0.000, 0.000, 0.015 và 0.000 đều thể hiện những sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ cao. Các biện pháp tương tác mẫu tính đã góp phần duy trì sự ổn định ở mức độ cao trong sự phát triển ngữ pháp của trẻ.

Về mặt giao tiếp

So sánh nhóm ĐC trước và sau 3 tháng không tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi, ta thấy điểm ngữ pháp của nhóm ĐC 1, 3 tăng nhẹ, ĐC 2 và 4 giảm nhẹ. Các trị số p lần lượt là: 0.841, 0.014, 1.000 và 0.076 đều thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa. Như vậy, điểm số giao tiếp của nhóm ĐC khi không nhận được tác động thực nghiệm có biểu hiện tăng giảm không ổn định. Đây cũng là những biểu hiện bình thường của giai đoạn hoán chuyển từ giao tiếp phi ngôn ngữ sang giai đoạn giao tiếp ngôn ngữ.

So sánh giứa TN trước và sau 3 tháng tác động thực nghiệm ở cả 4 độ tuổi thì điểm số giao tiếp có tăng với các trị số p lần lượt là: 0.029, 0.000, 0.000 và 0.000, đều là là sự khác biệt có ý nghĩa rõ rệt. Có thể thấy, về phương diện giao tiếp, các biện pháp tương tác mẫu tính đã thể hiện hiệu quả tác động rõ rệt lên nhóm TN để duy trì sự phát triển cao, ổn định trong khi đó nhóm ĐC lại không duy trì được sự phát triển cao và ổn định tương tự như vậy.

Có thể thấy sự thay đổi của nhóm TN sau tác động thực nghiệm xét theo 4 lĩnh vực từ vựng, phát âm, ngữ pháp và giao tiếp, lĩnh vực giao tiếp, ngữ pháp và ngữ âm có sự

khác biệt có ý nghĩa rõ rệt hơn cả (tham khảo các trị số p ở các bảng 16 – bảng 20). Mặt khác, nhờ vào các biện pháp thực nghiệm tương tác mẫu tính được tiến hành đồng bộ, tích cực nên góp phần duy trì sự ổn định trong sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của nhóm TN, trong khi đó nhóm ĐC sau 3 tháng không tác động, các lĩnh vực có sự tăng, giảm không đều, trước cao, sau lại thấp đi, bộc lộ nét không ổn định trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn đầu của trẻ mầm non.

Quan sát tổng thể bảng 20, ta thấy trong các nội dung từ vựng, phát âm, ngữ pháp, giao tiếp, thì nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm đều không có sự khác biệt có ý nghĩa với trị số p lần lượt là 0.791, 0.872, 0.990, 0.806. Trong khi đó, khi so sánh nhóm ĐC và TN sau tác động

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 143 - 199)