DẠY HỌC PHÂN HOÁ

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 122 - 125)

MỘT SỐ XU HƯỚNG CẢI TIẾN DẠY HỌC VẬN DỤNG VÀO MÔN TIN HỌC

5.3 DẠY HỌC PHÂN HOÁ

Dạy học phân hoá xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hoá, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả học sinh, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của các nhân.

Việc kết hợp giẵ giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn” , giữa “phổ cập” và “nâng cao” trong dạy học Tin học ở trường phổ thông cần được tiến hành theo những tư tưởng chủ đạo sau:

Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng. Việc dạy học Tin phải lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của học sinh trong lớp làm nền tảng. Nội dung và phương pháp dạy học trước hết cần phải phù hợp với trình độ và điều kiện chung này. Đối với

diện này cần mạnh dạn tinh giản nội dung, tước bỏ những gì chưa thiết thực và chưa phù hợp đểv đi vào những yêu cầu thật cơ bản.

Sử dụng những biện pháp phân hoá đưa diện học sinh yếu kém lên trình độ chung. Cố gắng làm sao đểv những học sinh yếu kém đạt được những tiền đề cần thiết để học có thể hoà vaò việc dạy học đồng loạt trên trình độ chung này.

Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hoá giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cở bản. Dạy học phân hoá có thể thực hiện theo hai hướng:

- Phân hoá nội tại (phân hoá trong), tức là dùng những biện pháp phân hoá thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoăchj học tập, cùng một chương trình, cùng một bộ sách giáo khoa.

- Phân hoá về tổ chức (phân hoá ngoài), tức là hình thành những nhóm ngoại khoá, lớp chuyên, lớp chọn, phân ban, giáo trình tự chọn v.v...

* * *

Các phương pháp hoặc kiểu dạy học mới là sự phát triển tất yếu của khoa học lí luận dạy học nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay. Nhìn chung các phương hướng cải tiến dạy học hiện nay đều nhằm đạt các mục tiêu sau đây:

- Làm cho quá trình dạy học trở nên đầy hứng thú

- Tăng cường điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh

- Không chỉ dạy tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn rèn luyện tư duy cho học sinh, dạy các em cả về phương pháp nhận thức và tác động lên thế giới xung quanh.

- Tối ưu hoá quá trình dạy học, sao cho có hiệu quả nhất, có năng suất nhất.

Ba phương pháp dạy học mới được trình bày ở trên cũng nhằm đạt mục tiêu trên. Chúng là những phương hướng cải tiến dạy học mà hiện nay, trên thế giới nhiều người quan tâm hơn cả. Phát huy mặt mạnh của mình, chúng góp phần đáng kể trong việc khắc phục một số nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống. Không có phương pháp nào có thể coi là vạn năng, bởi vì mạnh ở khâu này lại yếu ở khâu khác. Chất lượng của quá trình dạy học cao hay thấp chủ yếu là ở nghệ thuật, ở tính khoa học trong việc vận dụng tổng hoà cac phương pháp dạy học cũ và mới. Cần biết khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của chúng một cách đầy đủ, đúng lúc, đúng chỗ trong quá trình dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lí luận dạy học đại cương, Nguyễn Ngọc Quang, Trường CBQLGD Trung ương, Hà nội 1986 (tập 1), 1989 (tập 2);

[2] Phương pháp giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông, Nguyên Văn Đồng(chủ biên), NXB Giáo dục, Hà nội 1980;

[3] Phương pháp dạy học môn Toán, Nguyễn Bá Kim (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà nội, 1997;

[4] Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nguyễn Quang Lạc, Trường ĐHSP Vinh, 1997;

[5] Phương pháp giáo dục tích cực, Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục, Hà nội, 1995 ;

[6] Tập bài giảng về phương pháp dạy học Tin học, Lê Khắc Thành, ĐHSP Hà nội I, 1999

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w