TỔ CHỨC DẠY HỌC TIN HỌC
4.5 ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC TIN HỌC
Đánh giá bài học Tin học là hoạt động của mỗi giáo viên, của nhóm và tổ bộ môn và của các cấp quản lí giáo dục: sở, ban, trường.qua thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thắm lớp. Hoạt động đánh giá bài học có mục đích chung là để rút ra những thông tin có tính kinh nghiệm (thành công và thất bại) để giúp nâng cao hiệu quả việc thiết kế và thi công bài học . Những mục đích khác như để xếp loại giáo viên, cho điểm thao giảng, nâng bậc lương,...nếu có, chỉ là mục đích cho hoạt động sự vụ hành chính, thi đua. Mục đích chung là mục đích có tính khoa học của lí luận dạy học Tin học. Do đó phải có một quy trình, một phương pháp đánh giá mang tính khoa học và chân thực thì mới có hiệu quả.
Một cách đánh giá đầy đủ và khách quan phải bao gồm việc đánh giá bản thiết kế bài học, đánh giá tiến trình thi công. Trước hết, khi đã có sự thống nhất chung về hình thức trình bày bản thiết kế bài học, cần đánh giá bản thiết kế đó về các mặt : xác định chính xác và đầy đủ mục tiêu bài học chưa?, sự phân tích và xây dựng các tình huống dạy học cơ sở đã hợp lí và trong mỗi tình huống ấy, đã thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung và mục đích chưa? Phân bố thời gian cho các tình huống đã hợp lí chưa? Các chức năng của bài học đã bộc lộ đầy đủ trong bản thiết kế chưa và khả năng thực thi các chức năng đó thể hiện
trong bnả thiết kế như thế nào?...Nên trao đổi, đánh giá bản thiết kế trước khi để giáo viên thi công bài học.
Sự đánh giá hoạt động thi công phải vừa dựa trên bản thiết kế của giáo viên để xem lại sự chuẩn xác của bản thiết kế ấy và để xem giáo viên có thực hiện được ý đồ đã thiết kế chưa vừa dựa trên diễn biến thực của không gian và thời gian tiết học, lớp học. Nếu đã đánh giá bản thiết kế trước thì đánh giá hoạt động thi công sẽ chủ yếu là đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên là chính. Tất nhiên về sự hiểu biết Tin học cũng sẽ bộc lộ ở đây và vẫn được kiểm tra đánh giá, nhưng cần xem xét nó trong mối liên quan với phong độ nghiệp vụ sư phạm, nhất là đối với sinh viên đạng thực tập hay đối với giáo viên mới vào nghề. Do đó các khía cạnh cần đánh giá ở đây sẽ chiếm tỉ trọng cao trong bảng điểm chung, chúng bao gồm: sự đầy đủ, đúng và chính xác của tri thức Tin học của bài học; sự huy động, tổ chức và hướng dẫn hoạt động tư duy và quán xuyến lớp học; kết quả lĩnh hội tri thức và kĩ năng của học sinh trong tiết học đó.
Hiện nay ở các trường phổ thông, các ban, sở giáo dục thường có các hình thức đánh giá bài học các môn nói chung, của bài học Tin học nói riêng (tuy rất hạn chế). Sự đánh giá này chủ yếu phục vụ hoạt động thi đua trong chuyên môn, về mặt khoa học, qua đánh giá có thể rút ra được những kinh nghiệm để cải tiến hoạt động dạy học. Những kết luận rút ra qua trao đổi, đánh giá sẽ hữu dụng cho mọi người.
Chương V