NHỮNG THÀNH TỐ CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 41 - 45)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIN HỌ CỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.4NHỮNG THÀNH TỐ CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức;

- Uỷ thác: là biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò, là chuyển giao cho trò không phải những tri thức dưới dạng có sẵn mà là những tình huống để trò hoạt động và thích nghi;

- Điều khiển, kể cả điều khiển về mặt tâm lí, bao gồm sự động viên, hướng dẫn-trợ giúp và đánh giá;

- Thể chế hoá: là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hoá những kiến thức riêng lẽ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc hoàn cảnh và thời gian của từng học sinh thành tri thức khoa học của xã hội, định vị trí cho tri thức mới được chiếm lĩnh trong hệ thống tri thức đã có, hướng dẫn khả năng vận dụng và cách ghi nhớ hoặc cho phép giải phóng khỏi trí nhớ.

3.4 NHỮNG THÀNH TỐ CƠ SỞ CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỌC

Từ quan điểm học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, phân tích các thành phần của hoạt động về mặt lí luận và thực tiễn, ta rút ra được những thành tố của phương pháp dạy học.

Các phương pháp dạy học xét về những phương diện khác nhautạo thành một tổng thể rất phức tạp. Từ tổng thể đó, người thầy giáo cần nắm vững cái gì là cốt lõi thì mới có thể sử dụng phối hợp những phương pháp dạy học một cách hợp lí trong từng tiết học. Vì vậy ta đi đến khái niệm về những thành tố cơ sở của phương pháp dạy học (Nguyễn Bá Kim- Nguyễn Mạnh Cảng 1988-1989).

Ta xuất phát từ điều khẳng định rằng mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là cụ thể hoá được mục đích dạy học nội dung đó, chỉ ra được cách kiểm tra việc thực hiện những mục đích này, đồng thời vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được mục đích dạy học khác. Cho nên điều căn bản của phương pháp dạy học là khai thác được những hoạt động tiềm tàng trong nội dung để đạt được mục đích dạy học. Quan niệm này thể hiện rõ nét mối liên hệ hữu cơ giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Nó hoàn toàn phù hợp với một luận điểm cho rằng con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động.

Quá trình dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm đạt được cacs mục đích dạy học. Muốn điều khiển việc học tập phải hiểu rõ bản chất của nó.

Học tập là một quá trình xử lí thông tin. Quá trình này có chức năng: đưa thông tin vào, ghi nhớ thông tin, biến đổi thông tin, đưa thông tin ra và điều khiển. Học sinh thực hiện các chức năng này bằng những hoạt động của mình, kể cả hoạt động chân tay lẫn hoạt động trí óc.

Quá trình xử lý thông tin ở đây do con người (chứ không phải máy móc) thực hiện. Vì vậy, cần quan tâm tới những yếu tố tâm lí trong quá trình thực hiện, chẳng hạn học sinh có sẵn sàng, có hứng thú thực hiện hoạt động này, hoạt động khác hay không.

Xuất phát từ việc nghiên cứu những thành phần tâm lý cơ bản của hoạt động (Clauβ 1978, tr.525 và Lompscher 1981, tr.29) đối chiếu với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dạy học, có thể phân tích nội dung dạy học theo quan điểm hoạt động như sau làm cơ sở cho sự xác định PPDH:

Xuất phát từ một nội dung dạy học ta cần phát hiện những hoạt động liên hệ với nó, rồi căn cứ vào mục đích dạy học mà lựa chọn để tập luyện cho học sinh một số trong những hoạt động đã phát hiện được. Việc phân

tách một hoạt động thành những hoạt động thành phần cũng giúp ta tổ chức cho học sinh tiến hành những hoạt động với độ phức hợp vừa sức họ.

Hoạt động thúc đẩy sự phát triển là hoạt động mà chủ thể thực hiện một cách tự giác và tích cực. Vì vậy cần cố gắng gợi động cơ để học sinh ý thức rõ vì sao thực hiện hoạt động này hay hoạt động khác.

Việc thực hiện hoạt động nhiều khi đòi hỏi những tri thức nhất định, đặc biệt là tri thức phương pháp. Những tri thức như thế có khi lại là kết quả của một quá trình hoạt động.

Trong hoạt động, kết quả đạt được ở một mức nào đó có thể lại là tiền đề để tập luyện và đạt kết quả cao hơn. Do đó cần phân bậc hoạt động theo những mức độ khác nhau làm cơ sở cho việc chỉ đạo quá trình dạy học.

Như vậy quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học có thể được thực hiện ở các tư tưởng chủ đạo sau đây:

 Cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục đích dạy học.

 Gợi động cơ cho các hoạt động học tập.

 Dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức đặt biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động.

 Phân bậc hoạt động làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học.

Những tư tưởng chủ đạo này giúp thầy giáo điều khiển quá trình học tập của học sinh. Muốn điều khiển phải đo những đại lượng ra, so sánh với mẫu yêu cầu và khi cần thiết thì phải có sự điều chỉnh. Trong dạy học, việc đo và so sánh này căn cứ vào những hoạt động của học sinh. Việc điều chỉnh được thực hiện nhờ tri thức, trong đó có tri thức phương pháp và dựa vào sự phân bậc hoạt động.

Những tư tưởng chủ đạo này phân ranh giới rõ ràng với quan điểm thực dụng phiến diện chỉ quan tâm tới những hành động thụ động, máy

móc. Khác với quan điểm đó, ở đây ta chú ý đến mục đích, động cơ, đến tri thức phương pháp, đến trải nghiệm thành công, nhờ đó đảm bảo được tính tự giác, tích cực của hoạt động, một yếu tố không thể thiếu của sự phát triển nói chung và của hoạt động học tập nói riêng.

Những tư tưởng chủ đạo trên cũng thể hiện tính toàn diện của mục đích dạy học. Việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện một kỹ năng, hình thành một thái độ cũng là nhằm giúp học sinh hoạt động trong học tập cũng như trong đời sống. Như vậy, những mục đích thành phần được thống nhất trong hoạt động, điều này thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa chúng với nhau. Tri thức, kỹ năng, thái độ một mặt là điều kiện và mặt khác là đối tượng biến đổi của hoạt động. Hướng vào hoạt động theo các tư tưởng chủ đạo trên không hề làm phiến diện mục đích dạy học, mà trái lại còn đảm bảo tính toàn diện của mục đích đó.

Những tư tưởng chủ đạo trên hướng vào việc tập luyện cho học sinh những hoạt động và hoạt động thành phần, gợi động cơ hoạt động, xây dựng tri thức mà đặc biệt là tri thức phương pháp, phân bậc hoạt động như những thành tố cơ sở của PPDH. Sau này, để cho ngắn gọn, ta gọi các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học là:

- Hoạt động và hoạt động thành phần. - Động cơ hoạt động.

- Tri thức hoạt động. - Phân bậc hoạt động.

Chúng được coi là những thành tố cơ sở của PPDH bởi vì trước hết bản thân chúng là những yếu tố PPDH mà dựa vào chúng ta có thể tổ chức cho chủ thể học sinh hoạt động một cách tự giác, tích cực và sáng tạo, đảm bảo sự phát triển nói chung và kết quả học tập nói riêng.

Chúng được coi là những thành tố cơ sở của PPDH vì mọi PPDH đều hướng vào chúng. Sử dụng phương pháp thuyết trình hay đàm thoại cũng là để nhằm vào một mục tiêu nào đó, chẳng hạn để học sinh chiếm lĩnh một tri thức, nói riêng là một tri thức phương pháp. Dùng phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiện dạy học như mô hình hay chiếu phim là để đạt một ý đồ sư phạm nào đó, chẳng hạn để gợi động cơ học tập một nội dung nhất định. Học sinh giải một bài tập một cách độc lập hay dưới sự gợi mở dẫn dắt của thầy cũng là để hoàn thành một nhiệm vụ học tập, chẳng hạn để tập luyện một hoạt động nào đó.

Coi các yếu tố trên là những thành tố cơ sở của PPDH một mặt là nói lên vai trò quan trọng của chúng, nhưng mặt khác cũng nói lên sự hạn chế của chúng. Chúng là những thành tố cơ sở chứ chưa phải là toàn bộ PPDH. Chúng là những viên gạch chứ chưa phải là một toà nhà. Người thợ, tức là người thầy giáo còn phải kết cấu những viên gạch đó lại với nhau để xây dựng thành toà nhà PPDH.

Sau đây sẽ giải thích từng thành tố cơ sở nói trên và nêu lên những chỉ dẫn vận dụng nó.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 41 - 45)