Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 30 - 31)

Các nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà trái lại, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hình thành ở người học sinh thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, năng lực nhận thức và hành động, động cơ đúng đắn và lòng say mê học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều đó thể hiện sự thống nhất giữa dạy chữ và dạy người, giữa dạy học và phát triển.

Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ thể hiện như sau:

+ Tính toàn diện của các nhiệm vụ: Các nhiệm vụ nêu trên là những phương diện khác nhau cua một thể thống nhất, thể hiện tính toàn diện của nhiệm vụ dạy học môn Tin học. Điều này lưu ý người giáo viên quan tâm tới các phương diện của nhiệm vụ, tránh tình trạng đơn thuần truyền thụ tri thức, không chú ý phát triển tư duy sáng tạo và giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.

+ Vai trò cơ sở của tri thức: Tri thức là cơ sở để rèn luyện kỉ năng và thực hiện các nhiệm vụ khác. Không nên hiểu “cơ sở” là quan trọng hơn các nhiệm vụ khác mà chỉ có nghĩa là nếu không truyền thụ thức thì không thể thực hiện các nhiệm vụ khác. Từ đó phải chú trọng việc truyền thụ đúng khối lượng kiến thức mà chương trình quy định, không cắt xén, không coi trọng phần này, xem nhẹ phần khác,... Tuy nhiên cũng cần phải tránh xu hướng sai lầm là gia tăng khối lượng tri thức, làm quá tải đối với học sinh.

Với tư cách là cơ sở của giáo dục Tin học, tri thức có quan hệ mật thiết với các nhiệm vụ dạy học Tin học. Đặc biệt những tri thức phương pháp liên quan chặt chẽ với việc rèn luyện kĩ năng, những tri thức giá trị (đánh giá vai trò của một hoạt động, tầm quan trọng của một tri thức,...) nhiều khi có liên hệ với việc gây động cơ hoạt động, điều đó cũng ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỉ năng, phát triển năng lực trí tuệ hoặc bồi dưỡng thế giới quan.

Cùng với vai trò cơ sở của tri thức, cần thấy rõ tầm quan trọng của kỉ năng. Sự nhấn mạnh này đặc biệt cần thiết đối với môn Tin học vì môn này được coi là môn học công cụ do đặc điểm và vị trí của nó trong

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 30 - 31)