ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 36 - 38)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIN HỌ CỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.3 ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Điều 24, chương 1, Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Quy định này phản ánh nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người mới với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay. Thật vậy, sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ

cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nàh nước, Công cuộc đổi mới này đề ra nhứng yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi chúng ta cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Phải thừa nhận rằng trong tình hình hiện nay, việc dạy học theo kiểu thuyết trình tràn lan vẫn đang được phổ biến. Nhiều giáo viên vẫn chưa từ bỏ lối dạy học cũ, không kiểm soát và điều khiển được sự hoạt động của trò, làm cho trò bị động, lệ thuộc vào giáo viên.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục và đào tạo từ một số năm nay với nháng tư tưởng chủ đạo được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau như “lấy người học làm trung tâm”, “phát huy tính tích cực”, “phương pháp dạy học tích cực”, “tích cự hoá hoạt động học tập” v.v... Những ý tưởng này đều bao hàm những yếu tố tích cực có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, cần nêu bật bản chất của tất cả các ý tưởng này, bản chất đó nay đã được thể hiện trong luật giáo dục- như là định hướng cho sự đổi mới phương pháp dạy học.

Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo.

Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, hay gọn hơn: hoạt động hoá người học.

Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất định. Đó là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình hình thành và vận dụng nội dung đó. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được những mục đích dạy học khác, cũng đồng thời cụ thể hoá được mục đích dạy học nội dung đó và chỉ ra được cách kiểm tra xem mục đích dạy học có đạt được không và đạt đến mức độ

nào. Quan điểm này thể hiện rõ nét mối liên hệ giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Nó hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học cho rằng con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động.

Định hường “hoạt động hoá người học “ bao hàm một loạt những ý tưởng lớn đặc trưng cho phương pháp dạy học hiện đại sẽ được đặc trình bày trong 5 mục sau đây:

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w