Đặc điểm và sơ đồ của dạy học chương trình hoá

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 118 - 120)

MỘT SỐ XU HƯỚNG CẢI TIẾN DẠY HỌC VẬN DỤNG VÀO MÔN TIN HỌC

5.2.3 Đặc điểm và sơ đồ của dạy học chương trình hoá

a- Đặc điểm

Việc thực hiện nội dung nói trên của DHCTH đưa đến sự xây dựng một quá trình dạy học mang những đặc điểm sau:

· Tài liệu học được chia thành những “nguyến tố thông tin”

· Sau khi nhận một nguyên tố thông tin, người học phải trả lời câu hỏi kiểm tra

· Khi trả lời xong, người học được biết ngay mình trả lời sai hay đúng, sau đó mới được chuyển qua nguyên tố thông tin khác.

· Việc học tập được cá biệt hoá cao độ, tiến trình và tốc độ học phụ thộc vào năng lực của người học một cách rõ rệt.

Mỗi đặc điểm trên đây là một điều kiện cần có và 4 đặc điểm đó là điều kiện đủ của DHCTH.

Ngoài ra còn một đặc điểm thứ 5, quan trong nhưng không phải là điều kiện cần của DHCTH là “nguyên tố thông tin” tiếp theo phụ thuộc vào kết quả trả lời câu hỏi vừa kiểm tra.

b-Sơ đồ của DHCTH

Quá trình DHCTH gồm các khâu liên tiếp nhau mà ta kí hiệu như sau để tiện cho việc sơ đồ hoá:

:Người học được biết một nguyên tố thông tin : Người học trả lời câu hỏi kiểm tra

∆ : Người học được biết về sự đúng, sai về trả lời của mình và biết khâu học tập tiếp theo.

Sơ đồ của quá trinh DHCTH như sau:

−−Ο−∆−−Ο−∆−−Ο−∆−−Ο−∆

Liều n-1 Liều n Liều n+1

Gộp ba khâu , Ο, ∆ lại thành “liều”. Giả sử mỗi “liều” được ghi trên một phiếu học tập , ta có thể biểu diễn DHCTH như sau:

Liên hệ nghịch bên trong Bộ các phiếu học tập Người học Phân tích câu trả lời

Điều khiển phiếu tiếp theo (liên hệ nghịch bên ngoài)

“Chương trình” trong DHDTH chính là hệ thống gồm tất cả các “liều”, soạn ra từ nội dung dạy học đã xây dựng theo sơ đồ logic, đồng thời với tất cad các quy tắc giúp đỡ ở mỗi “liều” xác định được “liều” tiếp theo một cách duy nhất (sau khi biết tình tình người học ở “liều” đó”.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 118 - 120)