PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIN HỌ CỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.2 TỔNG THỂ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Cùng với việc xây dựng khái niệm phương pháp dạy học, người ta nghiên cứu hình thành một hệ thống phân loại các phương pháp dạy học. Hiện nay có nhiều hệ thống như vậy nhưng chúng chưa hoàn chỉnh và chưa đạt được sự thống nhất trên phạm vi quốc tế. Sở dĩ như vậy là do tính nhiều chiều của phương pháp dạy học. Tuỳ theo xét về phương diện này hay phương diện khác, ta có thể liệt kê các phương pháp dạy học theo cách này hay cách khác.
Một hệ thống chặt chẽ về mặt logic không phải là không thể xây dựng được, nhưng một hệ thống như vậy chưa chắc đã có giá trị trong thực tiễn. Vấn đề quan trọng là ở chỗngười giáo viên biết xem xét các phương diện khác nhau, thấy được các phương pháp dạy học về từng phương diện đó, biết lựa chọn, sử dụng những phương pháp cho đúng lúc, đúng chỗ và biết vận dụng phối hợp một số trong các phương pháp đó khi cần thiết.
Xuất phát từ lí do trên, giáo trình không đặt yêu cầu xây dựng một hệ thống phân loại phương pháp dạy học chặt chẽ về mặt logic, mà chỉ giới thiệu những phương pháp dạy học về nhiều phương diện khác nhau, để người giáo viên nắm được tổng thể các phương pháp đó.
Xuất phát từ lí do trên, giáo trình không đặt yêu cầu xây dựng một hệ thống phân loại phương pháp dạy học chặt chẽ về mặt logic, mà chỉ giới thiệu những phương pháp dạy học về nhiều phương diện khác nhau, để người giáo viên nắm được tổng thể các phương pháp đó.
Với yêu cầu như vậy, có thể trình bày các phương pháp dạy học thành một tổng thể theo các phượng diện sau đây:
a- Các chức năng điều hành quá trình dạy học:
- Tạo tiền đề xuất phát
- Hướng đích và gợi động cơ - Làm việc với nội dung mới - Củng cố
- Kiểm tra và đánh giá
- Hướng dẫn công việc ở nhà
b- Các con đường nhận thức
- Suy diễn - Quy nạp
c- Các hình thức hoạt động bên ngoài của thầy và trò
- Giáo viên thuyết trình - Đàm thoại
- Học sinh tự làm việc
e- Các hình thức tổ chức dạy học
Căn cứ vào số lượng học sinh trong đơn vị học tập, ta có các hình thức dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm, dạy học theo từng cặp.
Mặt khác, tuỳ theo quá trình dạy học có khác nhau đối với từng loại đối tượng học sinh hay không người ta phân biệt dạy học đồng loạt với dạy học phân hoá.
Dạy học phân hoá lại được chia thành dạy học phân hoá nội tại ( phân hoá trong) và dạy học phân hoá về tổ chức (phân hoá ngoài).
Trong các hình thức dạy học phân hoá ngoài, ta có thể kể: hoạt động ngoại khoá, lớp chuyên, nhóm học sinh yếu kém v.v...
e- Các phương tiện dạy học
- Sử dụng phương tiện nghe nhìn - Sử dụng tài liệu chương trình hoá - Làm việc với sách giáo khoa - Sử dụng máy tính điện tử
g- Các tình huống dạy học điển hình
- Dạy học những khái niệm - Dạy học những câu lệnh - Dạy học xây dựng thuật giải - Dạy học lập chương trình - Dạy học giải bài tập
- Dạy thực hành trên máy tính
Việc liệt kê như trên thật ra chưa đầy đủ nhưng cũng đã tạo nên một bức tranh khá phức tạp về các phương pháp dạy học. Sẽ kém hiệu quả nếu giới thiệu các phương pháp theo từng phương diện trên một cách dàn đều. Vì vậy giáo trình chỉ tập trung vào một số yếu tố cơ bản của phương pháp dạy học và một số phương pháp thường dùng trong thực tiễn dạy học, cụ thể là đi vào những thành tố cơ sở của phương pháp dạy học, các chức năng điều hành quá trình dạy học,...
Trong các phương pháp đã liệt kê ở trên có một số phương pháp đã được trình bày trong các sách giáo dục học, vì thế giáo trình không lặp lại những phương pháp đó.