PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIN HỌ CỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.5.3. Làm việc với nội dung mớ
Chức năng điều hành này được gọi là “làm việc với nội dung mới” chứ không gọi là “Giảng bài mới” để tránh một sự hiểu lầm nguy hiểm là chỉ có “thầy nói, trò nghe”.
Căn cứ vào những tư tưởng chủ đạo của quan điểm hoạt động đã được trình bày ở mục 5, việc thực hiện chức năng này nên diễn ra như sau:
- Thầy giáo tạo ra những tình huống gợi ra những hoạt động tương thích với nội dung và mục đích dạy học.
- Học trò hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, có sự giao lưu giữa những thành viên trong tập thể.
- Thầy giáo có tác động điều chỉnh, chẳng hạn giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn bằng cách phân tách một hoạt động thành những thành phần đơn giản hơn, hoặc cung cấp cho học sinh một số tri thức phương pháp và nói chung là điều chỉnh mức độ khó khăn của nhiệm vụ dựa vào sự phân bậc hoạt động.
- Thầy giáo giúp học trò xác nhận những kiến thức đã đạt được trong quá trình hoạt động, đưa ra những bình luận cần thiết để học trò hiểu kiến thức đó một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn.
Những tình huống và những hoạt động nói trên phụ thuộc một cách căn bản vào nội dung dạy học. Nội dung rất đa dạng. Nó có thể là một khái niệm hoặc định lý, nó có thể thể hiện dưới dạng một quy tắc có tính chất thuật giải hay tìm đoán... Vì vậy chức năng điều hành “Làm việc với nội dung mới” cần được nghiên cứu phân biệt trong các trường hợp sau:
- Dạy học khái niệm Tin học; - Dạy học câu lệnh Tin học;
- Dạy học phương pháp, trong đó ta phân biệt những phương pháp có tính chất thuật giải hay có tính chất tìm đoán.
Ta sẽ đi sâu vào những vấn đề này trong những tình huống điển hình trong dạy học Tin học.
Việc củng cố tri thức, kỹ năng một cách có định hướng và có hệ thống có một ý nghĩa to lớn trong dạy học Tin học. Điều đó trước hết là do cấu tạo của những giáo trình Tin học ở trường phổ thông theo cách là mỗi lĩnh vực nội dung mới đều dựa vào những lĩnh vực nội dung đã được học trước kia. Củng cố cần được thực hiện đối với tất cả các thành phần của nhân cách đã được phát biểu thành mục đích trong chương trình, tức là không phải chỉ đối với tri thức mà còn đối với cả kỹ năng, kỹ xảo ứng dụng chúng, cả thói quen, thái độ và niềm tin. Tuy nhiên việc củng cố chỉ có thể được thực hiện dựa vào những nội dung cụ thể, vì vậy dưới đây chỉ xét chủ yếu là việc củng cố tri thức và kỹ năng Tin học.
Trong môn Tin, củng cố diễn ra dưới các hình thức luyện tập, đào sâu, ứng dụng, hệ thống hoá và ôn tập. Trong thực tế dạy học, ít khi xảy ra trường hợp chỉ xuất hiện một hình thức củng cố. Hơn nữa một biện pháp nâng cao hiệu quả củng cố là thầy giáo biết lựa chọn và phối hợp nhiều hình thức củng cố đồng thời. Tuy nhiên, để dễ trình bày, sau đây ta đi vào từng hình thức củng cố nói trên.
a. Luyện tập
Luyện tập trước hết nhằm mục đích phát triển kỹ xảo như một thành phần quan trọng của kỹ năng.
Sau đây là một số chỉ dẫn thực hiện chức năng luyện tập có chú ý những thành tố cơ sở của phương pháp dạy học:
- Về hoạt động và hoạt động thành phần, cần chú ý luyện tập cho học sinh không phải chỉ những hoạt động Tin học mà cả những hoạt động khác nữa: những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Tin học như xét tính giải được, phân chia trường hợp, ... những hoạt động trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá... những hoạt động ngôn ngữ trình bày như một vấn đề và cách giải quyết bằng lời lẽ của mình, thay đổi hình thức phát biểu một quy tắc hay câu lệnh.
- Về mặt động cơ, trước hết, thầy giáo cần gợi động cơ luyện tập nói chung. Muốn vậy, phải làm cho học sinh ý thức được rằng học Tin thực
chất là học làm Tin, do đó học lý thuyết cần kết hợp với luyện tập thường xuyên, tức là vừa học vừa luyện là một đặc điểm của bộ môn này.
Khi đi vào các dạng bài tập trong một lĩnh vực nội dung, cần cho học sinh thấy vai trò của từng dạng bài tập trong việc học tập lĩnh vực nội dung này, trong môn Tin cũng như trong những môn học khác và đặc biệt là khoa học – công nghệ và trong đời sống thực tế.
- Về mặt tri thức phương pháp, trước hết thầy giáo cần cung cấp cho học sinh phương pháp tìm lời giải bài tập bao gồm những bước: Tìm hiểu nội dung đề bài, tìm thuật giải, viết chương trình, kiểm tra kết quả và nghiên cứu lời giải. Cần dạy cho học sinh dần dần hiểu và vận dụng được những gợi ý có tính chất tìm đoán để thực hiện các bước này, với tư cách là những tri thức phương pháp, bằng cách cho họ tập luyện những hoạt động ăn khớp với những tri thức phương pháp.
Cùng với những phương pháp có tính chất thuật giải, cần quan tâm cả tri thức về những phương pháp có tính chất tìm đoán. Tuy nhiên, cần làm cho học sinh hiểu rằng mục đích quan trọng nhất không phải là chỉ nắm vững cách giải từng bài tập, thầm chí từng dạng bài tập, mà rèn luyện khả năng giải bài tập nói chung để có thể ứng phó với những tình huống mới mẻ, không lệ thuộc vào những khuôn mẫu có sẵn.
- Về phân bậc hoạt động, thầy giáo cần tần dụng và xây dựng những mạch bài tập phân bậc để điều khiển quá trình dạy học theo ba hướng tuỳ hoàn cảnh cụ thể: tuần tự nâng cao yêu cầu, tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết và dạy học phân hoá. Làm như vậy để tạo điều kiện cho nhiều học sinh có thể tự giải bài tập chứ không phải chỉ nghe thầy giáo hoặc bạn bè chữa bài tập. Kinh nghiệm cho thấy rằng học sinh tự mình làm được một bài còn đạt hiệu quả cao hơn là nghe người khác trình bày lời giải của một loạt bài.
Việc người học tự mình giải được một số bài tập là rất có ý nghĩa về mặt tâm lý. Ngược lại việc thất bại ngay từ bài tập đầu tiên dễ làm cho học sinh mất nhuệ khí, mất tin tưởng ở bản thân mình, dễ gây tâm trạng
bất lợi cho quá trình luyện tập tiếp theo. Kinh nghiệm cho thấy rằng nguyên nhân không thành công ngay từ bài tập đầu thường do thầy giáo yêu cầu vận dụng quá nhiều tri thức và kỹ năng thuộc nhưng nội dung trước đó hơn là do những thiếu sót ngay trong cách dạy giải chính bài tập này hoặc trong cách dạy phần lý thuyết ngay trước bài tập đó. Vì vậy cần cân nhắc lựa chọn bài tập đầu tiên vừa trình độ học sinh để tạo cho họ niềm lạc quan bước vào luyện tập. Sự trải nghiệm thành công này làm cho họ thêm tự tin, tạo điều kiện để đạt kết quả cao hơn ở những bước tiếp theo.
b. Các hình thức khác của củng cố
- Đào sâu: Đào sâu trước hết nhằm vào việc phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến những phương diện khác nhau, những khía cạnh khác nhau của tri thức, bổ sung, mở rộng và hoàn chỉnh tri thức.
Những cách đặt vấn đề điển hình để đào sâu tri thức thường là: xem xét những trường hợp mở rộng, những trường hợp đặc biệt hoặc suy biến, nghiên cứu những mối liên hệ và phụ thuộc, lật ngược vấn đề, thay đổi hình thức phát biểu...
Việc xem bài toán tìm các phần tử xuất hiện trong mảng đúng một lần hoặc hơn một lần là trường hợp đặc biệt của bài toán tìm số lần xuất hiện của mỗi số trong mảng là ví dụ về đào sâu tri thức.
- Ứng dụng: Ứng dụng được hiểu là vận dụng những tri thức và kỹ năng đã lình hội vào viẹc giải quyết những vấn đề mới trong nội bộ môn Tin cũng như trong thực tiễn.
Trong khâu ứng dụng, cần rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, cụ thể là các năng lực nhận thực và phát biểu vấn đề, lựa chọn bộ phận tri thức và kỹ năng thích hợp, tìm kiếm con đường giải quyết, lí giải và trình bày lời giải, kiểm tra đánh giá kết quả và sắp xếp kiến thức đạt được vào hệ thống tri thức đã có.
Một dạng bài tập ứng dụng trong nội bộ Tin học rất đặc sắc là những bài tập lập chương trình cho máy. Trong rất nhiều bài tập như vậy, mục
tiêu chính không phải là nhằm vào giá trị của chương trình cần lập, mà là hướng vào việc cho học sinh tập ứng dụng những tri thức đã học trong quá trình giải bài tập và thông qua đó phát triển năng lực lập trình của họ.
Một mặt rất quan trọng là những ứng dụng thực tế của Tin học. Trong trường hợp này, cần làm nổi bật và dần dần khắc sâu cách tiếp cận và giải quyết vần đề như sau:
Bước 1: Tin học hoá tình huống thực tế.
Bước 2: Dùng công cụ Tin học để giải quyết bài Toán trong mô hình Tin học.
Bước 3: Chuyển kết quả trong mô hình Tin học sang lời giải của bài Toán thực tế.
Việc làm này cho học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa Tin học với thực tiễn, góp phần giáo dục thế giới quan.
Việc giải bài Toán quản lý hồ sơ nhân sự là một ví dụ về ứng dụng Tin học theo sơ đồ trên, cụ thể là:
Bước 1: Tin học hoá tình huống thực tế ở đây có nghĩa là đưa bài Toán thực tế về việc tổ chức một tệp dữ liệu có các trường là những thuộc tính cần quản lý.
Bước 2: Dùng công cụ Tin học để giải quyết bài Toán có nghĩa là dùng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về nhân sự quản lý và kết xuất thông tin theo yêu cầu đặt ra.
Bước 3: Chuyển kết quả trong mô hình Tin học sang lời giải của bài Toán thực tế có nghĩa là chuyển từ kết quả của quá trình xử lý thông tin sang lời giải của bài Toán thực tế bao gồm cả việc xem xét những kết quả đó có phù hợp với tình huống thực tế hay không.
- Hệ thống hoá: Hệ thống hoá nhằm vào việc so sánh, đối chiếu những tri thức đạt được, nghiên cứu những điểm giống nhau và khác nhau, làm rõ những mối quan hệ giữa chúng. Nhờ đó người học đạt được không phải chỉ là những tri thức riêng lẻ mà là một hệ thống tri thức.
Việc thiết lập những bảng tổng kết các kiểu dữ liệu, các dạng chương trình con đã học, sự phát triển của khái niệm dữ liệu có cấu trúc, trong đó thể hiện rõ những mối quan hệ giữa những tri thức riêng lẻ, là những ví dụ về hệ thống hoá.
- Ôn: Ôn tức là nhắc lại tri thức, luyện lại kỹ năng đã có. Như vậy là thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp, bởi vì nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “ôn” hầu như đồng nghĩa với “củng cố”.
Ôn giữ một vị trí đặt biệt so với bốn hình thức còn lại của củng cố, bởi vì nó thường được thực hiện kết hợp với các hình thức đã có, thậm chí đan kết, hoà nhập vào các hình thức đã có. Người ta ôn lại không phải chỉ kết hợp những gì lĩnh hội được trong bài lý thuyết mà khi cần thiết có thể nhắc lại cả tri thức đạt được trong luyện tập, đào sâu, ứng dụng và hệ thống hoá.
Trong việc ôn, thầy giáo nên coi trọng cả hai mặt: nhớ ý nghĩa và nhớ máy móc, hướng dẫn học sinh phối hợp cả hai cách nhớ này. Nếu chỉ nhớ máy móc thì kiến thức sẽ hình thức và khi đột nhiên quên đi toàn bộ hay một chi tiết kiến thức thì không có cách nào khôi phục lại được. Nhưng nếu chỉ nhớ ý nghĩa thì kiến thức không thường trực ở trong óc, khi cần thiết lại phải mất thời gian tái tạo lại nó dẫn đến vận dụng chậm, không thành thạo.