Bản chất của dạy học chương trình hoá

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 114 - 116)

MỘT SỐ XU HƯỚNG CẢI TIẾN DẠY HỌC VẬN DỤNG VÀO MÔN TIN HỌC

5.2.1 Bản chất của dạy học chương trình hoá

Trong khung cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật đang diễn ra trên thế giới hiện nay, những năm gần đây người ta đã tích cực vận dụng những tư tưởng của điều khiển học vào công tác giáo dục. Theo quan điểm điều khiển học thì giáo dục học sinh là điều khiển sự phát triển toàn diện của người học sinh theo một mục đích xác định. Dạy học một bộ môn nào đó là điều khiển người học sinh từng bước tiếp thu nội dung kiến thức và kĩ năng, kí xảo thuộc bộ môn đó, đã được quy định trong chương trình.

Đứng trên quan điểm điều khiển học mà phân tích quá trình dạy học theo phương pháp truyền thống hiện dùng, người ta thấy rằng một trong những thiếu sót đáng kể của phương pháp đó là người dạy không điều khiển được tốt quá trình lĩnh hội của người học.

Giáo viên dạy nhưng không biết rõ ràng rằng toàn lớp nói chung và từng học sinh nói riêng lĩnh hộị như thế nào, nắm vững được điều gì và còn chưa nắm vững điều gì. Người dạy chỉ có thể phỏng đoán về các vấn

đề đó theo kinh nghiệm nghề nghiệp. Qua thái độ nghe giảng của học sinh, qua việc kiểm tra một vài em học sinh, người dạy chỉ có cảm tưởng chung chung về hiệu quả việc dạy của mình, chứ không biết được cụ thể học sinh chưa hiểu phần nào của bài giảng, càng không biết cụ thể có bao nhiêu em chưa hiểu và vì những nguyên nhân nào các em chưa hiểu. Như vậy người dạy không có những điều chỉnh cần thiết về nội dung và phương pháp dạy của mình để điều khiển học sinh từng bước lĩnh hội vững chắc kiến thức được.

Có thể nói quá trình dạy học truyền thống là một quá trình điều khiển kém cả trong thời gian và trong không gian. Kém trong thời gian vì sự kiểm tra và phản ứng của giáo viên thường là chậm hơn những thay đổi về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Kém trong không gian vì sự kiểm tra và phản ứng của giáo viên thường là không bao quát được đồng thời mọi học sinh và mọi yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của họ.

Dạy học chương trình hoá (DHCTH) là một phương hướng xây dựng quá trình dạy học nhằm khắc phục nhược điểm trên. Nói tóm tắt DHCTH là một hệ thống dạy học xây dựng một cách khoa học nhằm điều khiển tối ưu hoạt động nhận thức cuả người học.

“Chương trình hoá” có nguồn gốc từ thuật ngữ “chương trình” hiểu theo nghĩa điều khiển học có nghĩa với gần với thuật ngữ “chương trình” trong máy tính điện tử. Trong các chương trình đó, việc giải các bài toán được trình bày dưới dạng một trình tự chặt chẽ các thao tác cơ sở. Tương tự như vậy, trong “chương trình” của DHCTH, tài liệu cần nghiên cứu được chuyển tới người học dưới dạng một trình tự logic chặt chẽ những “nguyên tố thông tin”.

DHCTH coi dạy học như là một hệ điều khiển thực hiện chức năng truyền thụ kinh nghiệm xã hội cho thế hệ trẻ thông qua sự tác động qua lại giẵ các yếu tố của hệ là: giáo viên, học sinh và môi trường chung quanh. Đó là một hệ điều khiển kín có liên hệ ngược và do đó có điều chỉnh tiến trình dạy học từ phía người điều khiển là giáo viên.

Có thể nói DHCTH là quá trình dạy học được xây dựng sao cho giúp học sinh tránh được sai lầm, sao cho mối hành động sai, mỗi câu trả lời sai của học sinh, đều được giáo viên và cả bản thân học sinh biết rõ và khắc phục kịp thời. Một quá trình dạy học như thế là một quá trình điều khiển và điều chỉnh tốt nhằm đạt kết quả tối ưu.

Để đạt mục đích đó, trong DHCTH, người ta xây dựng lại cấu trúc và nội dung của toàn bộ tài liệu học, xây dựng chương trình cho bản thân quá trình nghiên cứutài liệu học, và xây dựng một hệ thống kiểm tra có hiệu quả sự lĩnh hội tài liệu học, nhằm đảm bảo điều khiển liên tục và tối ưu toàn một quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w