Kiểm tra và đánh giá

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 92 - 94)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIN HỌ CỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.5.5. Kiểm tra và đánh giá

a. Kiểm tra

Đối với giáo viên và học sinh, kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học trước hết là về tri thức và kỹ năng của học sinh, nhưng cũng lưu ý cả về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của họ cùng với sự diễn biến của quá trình dạy học. Hiểu theo nghĩa rộng như vậy thì kiểm tra bao gồm không phải chỉ những bài kiểm tra cuối chương, cuối học kỳ mà còn cả những việc làm đơn giản hơn nhiều: những câu hỏi học sinh trong quá trình dạy học bằng đàm thoại, việc xem vở chuẩn bị bài tập ở nhà... Như vậy, kiểm tra là một chức năng được

thực hiện rất thường xuyên và thường được hoà vào toàn bộ quá trình dạy học.

Kiểm tra có mục đích kép: mục đích đối với thầy và mục đích đối với trò. Một mặt kiểm tra cung cấp cho thầy những thông tin về tình hình lĩnh hội của học sinh. Nó có thể nhằm hai mục đích: tức khắc và lâu dài. Với mục đích tức khắc, trong quá trình dạy học, ở một thời điểm nào đó, thầy giáo dùng một biện pháp nào đó (chẳng hạn ra những bài tập trắc nghiệm mà học sinh chỉ cần chọn một trong nhiều phương án trả lời do thầy đề xuất) nắm được ngay kết quả kiểm tra với tư cách là mối liên hệ ngược để làm căn cứ điều khiển bước tiếp theo của tiết học. Với mục đích lâu dài, việc kiểm tra cho thầy giáo thấy được thành công hay thất bại của công việc dạy học, cung cấp cho thầy một bức tranh về tình hình học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cùng những đặc điểm tâm lý của họ, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dạy học, tạo tiền đề cho việc đi sâu vào giáo dục cá biệt.

Mặt khác, kết quả kiểm tra cũng làm cho học sinh ý thức được họ đã đạt được mục đích đến mức độ nào, còn những chỗ yếu nào cần phải nỗ lực khắc phục.

Đối tượng kiểm tra là những mục đích được quy định trong chương trình về mặt tri thức, kỹ năng, năng lực trí tuệ và phẩm chất. Cũng không được bỏ qua việc kiểm tra những mục đích về mặt giáo dục như học sinh có vẽ hình sạch đẹp trong vở hay không, có thực hiện yêu cầu của thầy về mặt chuần bị đầy đủ dụng cụ học tập hay không....

Sau đầu là những hình thức kiểm tra thường được sử dụng:  Kiểm tra miệng từng người.

 Kiểm tra trên máy

 Kiểm tra viết dài (từ một tiết trở lên).

Tuỳ yêu cầu và hoàn cảnh mà người thầy dùng hình thức này hay hình thức khác để thực hiện chức năng kiểm tra.

b. Đánh giá

Hiệu quả kiểm tra càng bộ lộ rõ nếu có kèm theo sự đánh giá đúng mức và công bằng của thầy giáo và tập thể học sinh. Ở đây thuật ngữ

đánh giá được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các kiểu xác nhận, đồng tình hay không đồng tình, kể từ cái gật đầu đồng ý đến sự đánh giá bằng lời cho tới việc cho điểm.

Cơ sở quan trọng để đánh giá là những bài kiểm tra, những ngoài ra còn phải căn cứ vào cả quá trình theo dõi học sinh. Hai học sinh cùng đạt một điểm số như nhau có thể được thầy đánh giá rất khác nhau.

Mục đích kiểm tra và đánh giá không phải chỉ ở chỗ cho học sinh một điểm số. Điều quan trọng là qua đó phải phân tích kết quả, cho học sinh thấy chỗ mạnh và chỗ yếu của mình, chỗ nào đã nắm vững, chỗ nào còn lỗ hổng hoặc sai sót, và nếu có thể thì vạch rõ nguyên nhân làm sai lầm để thầy căn cứ vào đó mà có những phương hướng, biện pháp giúp trò khắc phục.

Cùng với những cách truyền thống để kiểm tra đánh giá, gần đây người ta tăng cường sử dụng những bài tập trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 92 - 94)