MỘT SỐ XU HƯỚNG CẢI TIẾN DẠY HỌC VẬN DỤNG VÀO MÔN TIN HỌC
5.2.2 Nội dung của dạy học chương trình hoá
DHCTH gồm hai vấn đề lớn: chương trình hoá nội dung dạy học và chương trình hoá quá trình tiếp thu kiến thức, kỉ năng, kĩ xảo của người học(trong đó có cả chương trình hoá việc đánh giá kết quả tiếp thu của người học).
Chương trình hoá nội dung dạy học (giảng dạy theo chương trình tối ưu)
Để đảm bảo điều khiển tốt hoạt động nhận thức của học sinh, trước hết phải xác định rõ mục đích điều khiển. Theo ngôn ngữ điều khiển học thì đây là việc xác định rõ trạng thái cuối cùng của hệ, nhằm điều khiển hệ đi tới đó.
Trong DHCTH, mục đích điều khiển chính là mục đích dạy học: phải xác định được mục tiêu cụ thể của từng môn học ở từng lớp. Căn cứ vào mục đích cụ thể của môn học mà xác định một cách thật khoa học nội dung, khối lượng các vấn đề lí thuyết và thực hành cần dạy để đảm bảo sau khi học xong, học sinh có những kiễn thức, kĩ năng , kĩ xảo cần thiết.
Thực ra công việc này trong dạy học truyền thống cũng làm. Nhưng DHCTH đòi hỏi làm một cách thật khoa học bằng cách xây dưng được sơ
đồ cấu tạo logic của cả kế hoạch đào tạo (của các môn), sơ đồ cấu tạo logic của từng môn, từng phần, từng đề tài.
Sơ đồ logic của các môn học vạch ra mối liên hệ qua lại và sự hỗ trợ của các môn trong kế hoạch dạy học, nó vạch ra trình tự nghiên cứu các môn, vị trí của mỗi môn trong toàn bộ kế hoạch.
Sơ đồ logic của mỗi môn học mô tả cấu trúc logic của môn học đó, vạch rõ mối liên hệ qua lại giữa các phần, trình tự nghiên cứu từng phần và từng đề tài, vị trí mỗi đề tài.
Sơ đồ logic của môn học sẽ là cơ sở để người giáo viên sạon thảo sơ đồ logic của từng đề tài, trong đó nội dung của từng đề tài sẽ được phân chia thành những phần thông tin hoàn chỉnh về mặt logic gọi là những
nguyên tố thông tin sắp xếp thành một hệ thống chặt chẽ.
Mỗi nguyên tố thông tin là một đoạn hay một mục của tài liệu học tập mà sau khi học cần có kiểm tra.
Chương trình hoá quá trình học tập (học tập theo quá trình tối ưu)
Đó là chương trình hoá quá trình tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, kể cả chương trình hoá việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Theo điều khiển học, đây là vấn đề xây dựng chương trình tác động nhằm đưa hệ học tập từ trạng thái xuất phát qua trạng thái chuyển tiếp để đến trạng thái cuối cùng tức là đạt mục đích dạy học.
Việc xây dựng chương trình này đòi hỏi phải phân tích trạng thái xuất phát của hệ (tức là trình độ xuất phát của hoạt động tâm lí của người học, thái độ sẵn sàng của học đối với việc học tập về mọi mặt), phải căn cứ vào quy luật của hoạt động học tập mà dự kiến các trạng thái trung gian (tức là những biến đổi tâm lí của các nhân, biểu hiện ra ở mức độ hình thành các tri thức, kĩ năng cũng như ở mức độ phẩm chất của các tri thức và kĩ năng đó...) và xác định các biện pháp đưa thông tin tới người học để tạo ra những biến đổi trạng thái đó.
Chương trình tác động này xét một cách đại thể, gồm ba khâu cơ bản của quá trình dạy học như trong dạy học truyền thống: đưa thông tin tới người học, người học tự lực thông hiểu thông tin đó và kiểm tra mức độ lĩnh hội thông tin đó.
Tuy nhiên trong DHCTH, các khâu này được xây dựng một cách đặc biệt, nhằm đảm bảo tối ưu hoá quá trình học tập của người học tức là điều khiển tối ưu hoá quá trình học của học sịnh.
Để làm được việc đó phải đặc biệt coi trọng mối liên hệ nghịch (từ học sinh đến thầy giáo) bởi vì sự điều khiển càng tốt nếu liên hệ nghịch càng thường xuên, kịp thời. Sự điều khiển là tối ưu nếu có sự tự điều chỉnh, ở đây chính là người học tự phát hiện được những sai lầm và biết cách tự mình sữa chữa. Muốn thế phải có những mối liên hệ nghịch bên trong (học sinh-học sinh).
Thực hiện những điều nói trên , chương trình tác động trong DHCTH được xây dựng sao cho việc truyền thụ tài liệu được tiến hành theo công thức: Thông tin-kiểm tra của giáo viên và tự kiểm tra của học sinh- thông tin mới hoặc thông tin bổ sung- lại kiểm tra và tự kiểm tra...
Nguyên tắc là không được chuyển qua nguyên tố thông tin sau nếu không nắm vững nguyên tố thông tin trước.
Chính việc chia nhỏ tài liệu học thành các nguyên tố thông tin cho pheps tiến hành dạy học theo công thức nói trên.