Hai loại chương trình

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 120 - 122)

MỘT SỐ XU HƯỚNG CẢI TIẾN DẠY HỌC VẬN DỤNG VÀO MÔN TIN HỌC

5.2.4 Hai loại chương trình

Tuỳ theo mức độ tối ưu hoá của quá trình điều khiển, người ta phân biệt hai loại chương trình: chương trình đường thẳng và chương trình phân nhánh.

a- Chương trình đường thẳng: Trong chương trình đường thẳng, sau khi lĩnh hội một nguyên tố thông tin, nếu người học trả lời đúng câu hỏi kiểm tra thì chuyển sang học nguyên tố thong tin tiếp theo, nếu trả lời sai thì phải học lại nguyên tố thông tin đó, rồi tự mình tìm nguyên nhân sai, xong mới chuyển sang nguyên tố thông tin tiếp theo.

Có thể biểu diễn chương trình đường thẳng bằng sơ đồ sau:

−−Ο−∆−−Ο−∆−−Ο−∆−

Liều 1 Liều 2 Liều 3

Chương trình đường thẳng có những đặc điểm sau: Mỗi liều có một lượng thông tin rất bé.

Chương trình được soạn thảo sao cho nếu đọc cẩn thận thì người học có thể trả lời đúng được câu hỏi kiểm tra ở cuối nguyên tố thông tin vừa học xong. Tài liệu được sạon thảo sao cho quá trình học diễn ra hầu như không có sai lầm khi trả lời các câu hỏi kiểm tra. Như vậy, tài liệu soạn ra căn cứ vào trình độ người học yếu nhất. Cho nên loại chương trình này thích ứng cho mọi người học, người ta còn gọi loại chương trình này là chương trình thích ứng tối thiểu.

Khi học theo chương trình đường thẳng, việc tự lực tìm ra câu trả lời là một yếu tố quan trọng của việc học tập, nó đòi hỏi học sinh tích cực xây dựng câu trả lời, quá trình tìm câu trả lời cũng là quá trình học.

Tuy nhiên chương trình hoá kiểu đường thẳng bộc lộ hai nhược điểm chính sau đây:

Mọi người đều phải học qua tất cả các “liều”, vì vậy sẽ chậm đối với những người học có năng lực tiếp thu nhanh.

Ít phát triển năng lực sáng tạo

Chính vì thế mà mức độ điều khiển “tối ưu” không cao. Người ta xây dựng những chương trình phân nhánh để bổ khuyết các nhược điểm đó.

b- Chương trình phân nhánh: Trong chương trình phân nhánh, câu hỏi sau mỗi nguyên tố thông tin là một câu hỏi có nhiều câu hỏi trả lời cho sẵn. Học sinh chọn câu trả lời mà mình cho là đúng. Ứng với mỗi câu trả lời đó, chương trình sẽ cho biết là đúng hay sai. Nếu người học trả lời đúng thí sẽ được chuyển sang liều sau có lượng thông tin mới để nghiên cứu tiếp. Nếu trả lời sai thì người học sẽ nhận được thông tin bổ sung trong một liều bổ sung (giải thích, chỉ rõ nguyên nhan sai, hướng dẫn cáh tìm câu trả lời đúng), hoặc phải trở lại nghiên cứu một thông tin cũ nào đó để nắn vững vấn đề và trở lại thông tin đang học cho đến khi trả lời đúng các câu hỏi kiểm tra.

Có thể biểu diễn sơ đồ phân nhánh bằng sơ đồ sau:

Trong đó 1 và 2 là những nguyên tố thông tin cơ bản 1a và 1b là những nguyên tố thông tin bổ sung

Chương trình phân nhánh có các đặc điểm sau đây: Mỗi “liều” chứa đựng một lượng thông tin lớn hơn trong chương trình đường thẳng vì người ta cho rằng nếu lươngj thông tin quá nhỏ thì không kích thích học tập và cản trở quá trình tiếp thu kiến thức.

Các câu hỏi với câu trả lời cho sẵn được soạn thảo căn cứ vào những sai lầm điển hình của người học. Người giỏi thì trả lời đúng và được học liều khó nhất tiếp theo, người yếu thì được một liều tiếp để bổ sung sữa chữa sai lầm của mình. Như vậy có nhiều con đường học lên, thích ứng với nhiều loại người học.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông (Trang 120 - 122)