Củng cố: Những phản ứng chính xảy ra trong lò cao?

Một phần của tài liệu GIÁO AN HOA HOC -12 (Trang 94 - 98)

II. Phương pháp điều chế kim loại 1 Phương pháp nhiệt luyện

3. Củng cố: Những phản ứng chính xảy ra trong lò cao?

4. Hướng dẫn học tập: Học theo vở + SGK. Đọc trước bài mới. Bài tập trang 151

Ngày soạn: Tiết 55: LUYỆN TẬP:

Ngày giảng: TÍNH CHẤT CỦA SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT

A. Mục tiêu, yêu cầu

1. Kiến thức: + Hiểu vì sao sắt thường có số oxi hoá + 2, +3. Tính chất hoá học cơ bản hợp chất sắt (II), sắt (III)

2.Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức vào giải bài tập - Viết các phương trình phản ứng

B. Chuẩn bị

1. Thầy: Hệ thống bài tập và kiến thức trọng tâm 2. Trò: Ôn tập và giải BT ở nhà

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài giảng

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* HĐ 1: Ôn tập kiến thức cần nhớ

Yêu cầu HS nhắc lại : Tính chất hoá học của sắt, hợp chất sắt ? Thành phần của gang, thép và các pứ xảy ra?

* HĐ 2: Vận dụng giải bài tập

- Cho HS vận dụng kiến thức để giải bài tập 1

- Cho HS vận dụng kiến thức để giải bài tập 2

I. Kiến thức cần nhớ 1, Sắt(SGK) 2, Hợp chất của sắt(SGK) 3, Hợp kim của sắt(SGK) II. Bài tập Bài 1(165) a, 2Fe + 6H2SO4 0 t →Fe2(SO4)3+ 3SO2 ↑+ 6H2O b, Fe + 6HNO3 0 t →Fe(NO3)3 3NO2 ↑+ 3H2O c, Fe + 4HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO↑+ 2H2O

d, 3FeS + 12HNO3 -> 9NO + Fe2(SO4)3

+ 6H2O + Fe(NO3)3

Bài 2

- Lấy mỗi mẫu hợp kim1 lượng nhỏ cho vào dd NaOH, mẫu nào không thấy sủi bọt khí là Cu- Fe

- Cho 2 mẫu còn lại vào dd HCl dư, mẫu nào tan hết là Al – Fe, mẫu nào không tan hết là Al – Cu

Bài 3: Tách theo sơ đồ:

- Hướng dẫn HS giải bài tập 3

- Cho HS vận dụng kiến thức để giải bài tập 4, 5, 6

Al, Fe, Cu

Cu AlCl3, FeCl2, HCl dư NaOH Fe(OH)2 NaAlO2, NaOH dư + O2, H2O CO2 dư Fe(OH)3 Al(OH)3 ↓ t0 t0 Fe2O3 Al2O3 + CO, t0 đpnc Fe Al Bài 4: Đáp án: 4,2 g Fe, 3,2g Cu Bài 5: Đáp án: D Bài 6: Đáp án: A

3. Củng cố: Những phản ứng chính xảy ra trong lò cao?

4. Hướng dẫn học tập: Học theo vở + SGK. Đọc trước bài mới. Bài tập trang 151

Ngày soạn: Tiết 56: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM

Ngày giảng:

A. Mục tiêu, yêu cầu

1. Kiến thức: - Biết: + Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của crom + Tính chất của các hợp chất của crom

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết các phương trình phản ứng

B. Chuẩn bị

1. Thầy : Tài liệu tham khảo. Bảng tuần hoàn 2. Trò: Nghiên cứu trước bài mới

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ : Không

3. Bài giảng

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* HĐ 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron,

tính chất vật lí

- HS quan sát bảng tuần hoàn-> xác định vị trí của crom? - Viết cấu hình e? - Nêu tính chất vật lí? *HĐ 2: Tìm hiểu tính chất hoá học - Viết các phương trình phản ứng? - Viết các phương trình phản ứng?

* HĐ 3: Tìm hiểu hợp chất của crom

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình

electron nguyên tử

- Ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 - Cấu hình electron nguyên tử:

1s22s22p63s23p63d54s1 hoặc [Ar]3d54s1

II. Tính chất vật lí(SGK) III. Tính chất hoá học

Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. Trong hợp chất crom có số oxi hoá từ +1 đến +6(hay gặp +2, +3, và +6)

1, Tác dụng với phi kim

ở nhiệt độ thường, Cr chỉ tác dụng với Flo. ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với Cl2, O2, S... 4Cr + 3O2 0 t →2Cr2O3 2Cr + 3Cl2 0 t →2CrCl3 2Cr + 3S →t0 Cr2S3 2,Tác dụng với nước 3, Tác dụng với axit

Cr không tan ngay trong dd axit loãng và nguội của axit HCl và H2SO4. Khi đun nóng màng oxit tan ra Cr tác dụng với axit :

Cr + 2HCl -> CrCl2 + H2

Cr + H2SO4-> CrSO4 + H2

Cr không tác dụng với dd HNO3 hoặc H2SO4

đặc, nguội (giống Al, Fe)

IV. Hợp chất của crom 1, Hợp chất crom (III)

-GV : Cr2O3 giống Al2O3

- Tính chất hoá học của Cr(OH)3 ? Viết phương trình phản ứng ?

- GV : Muối crom (III) : NaCrO2, CrCl3 có tính oxi hoá và tính khử. NaCrO2 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá. CrCl3 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất khử

- Tính chất hoá học của Cr2O3? Viết các phương trình phản ứng ?

a, Crom (III) oxit Cr2O3:

Là oxit lưỡng tính, tan trong dd axit và kiềm đặc

b, Crom (III) hiđroxit Cr(OH)3

Là hiđroxit lưỡng tính:

Cr(OH)3 + NaOH -> NaCrO2 + 2H2O Cr(OH)3 + 3HCl -> CrCl3 + 3H2O

Vì ở trạng thái số oxi hoá trung gian, ion Cr3+

trong dd vừa có tính oxi hoá(trong môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ) VD: 2CrCl3 + Zn ->2CrCl2 +ZnCl2

NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH ->2Na2CrO4+ 6NaBr + 4H2O

2, Hợp chất crom (VI)

a, Crom (VI) oxit CrO3: Là một oxit axit, tác dụng với H2O -> axit:

CrO3 + H2O -> H2CrO4 axit cromic 2CrO3 + H2O -> H2Cr2O7 axit đicromic

CrO3 có tính oxi hoá mạnh. S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

b, Muối crom (VI)

- Các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền(SGK)

- Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh ( xem thêm SGK)

Một phần của tài liệu GIÁO AN HOA HOC -12 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w