D, HO C6H4 CH2 CH(NH2) COOH +CH 3OH
4. Củng cố: Tóm tắt phương pháp giải bài tập.
5. Hướng dẫn học tập: Học theo vở + SGK. Đọc trước bài mới. D.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: CHƯƠNG IV: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A. Mục tiêu, yêu cầu
1. Kiến thức: Biết: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của polime. 2. Kĩ năng: - Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại. - Phân loại, gọi tên polime.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Bảng tổng kết, sơ đồ, hình vẽ liên quan 2. Trò: Nghiên cứu trước bài mới
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài giảng
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm - GV viết CTCT của 1 số polime -> YC học sinh QS và nêu KN:
+ Polime là gì? Mắt xích? + Hệ số trùng hợp ? - HS: trả lời
- Cho HS đọc SGK -> nêu cách gọi tên ?
- HS: trả lời
- GV: Nếu monome có tên gồm 2 cụm từ trở lên được đặt trong ngoặc đơn -> ví dụ...
- GV:Cách phân loại polime, ví dụ ? - HS: trả lời
* HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo
I. Khái niệm, phân loại, danh pháp 1,Khái niệm:
( CH2-CH2 )n , ( NH[CH2]5-CO )n ( CH2- CH= CH - CH2 )n
* Khái niệm: Polime là những hợp chất có phân tử khối
rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích ) liên kết với nhau tạo nên.
Hệ số n gọi là hệ số polime hoá hay độ polime hoá. CH2 =CH2, H2N[CH2]5COOH, CH2=CH-CH=CH2
gọi là monome
2, Danh pháp: Tên polime = poli + tên monome
Nếu monome có tên gồm 2 cụm từ trở lên được đặt trong ngoặc đơn
VD: polietylen:CH2=CH2, poli(vinylclorua):CH2 =CHCl - Tên riêng (tên thông thường):
3, Phân loại polime:
+Polime thiên nhiên:Cao su, tinh bột... - Theo nguồn gốc: + Polime tổng hợp:
Nhựa phenol fomanđehit, polietilen + Polime bán tổng hợp:
Xenlulozơ trinitrat, tơ visco
- Theo cách tổng hợp: + Polime trùng ngưng: nilon -6,6 + Polime trùng hợp: Polipropilen Teflon nilon-6 ( C6H10O5)n Xelulozơ C F2 CF2 n NH [CH2]5 C O n
- Cho HS đọc SGK, nêu đặc điểm cấu trúc polime
- GV bổ sung: Phần lớn polime đơn giản có cấu trúc mạch không gian. Cấu trúc polime có ảnh hưởng đến tính chất vật lí của polime.
* HĐ 3:Tìm hiểu tính chất vật lí - GV:Yêu cầu HS liên hệ thực tế + SGK, nêu tính chất vật lí của polime?
- HS: trả lời
- GV giải thích các tính chất của polime.
II. Đặc điểm cấu tạo:
- Mạch không nhánh: amilozơ,... - Mạch phân nhánh: amilopectin,...
- Mạch mạng không gian: cao su lưu hóa,...
III. Tính chất vật lí
- Hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có t0 nóng chảy xác định
- Đa số polime không tan trong dung môi thông thường - Nhiều polime có tính dẻo, tính đàn hồi, cách điện, cách nhiệt,….
- Khi nóng chảy, đa số polime cho chất lỏng nhớt -> nguội -> rắn lại-> chất nhiệt dẻo.
- Một số polime không nóng chảy-> phân huỷ -> chất nhiệt rắn.
Giải thích
- Do phân tử polime lớn -> lực tương tác giữa các PT lớn vượt xa những lực thông thường. Vì lực tương tác lớn (lực hút mạnh) là nguyên nhân tính bền cơ học cao -> polime không bay hơi.
- Polyme không có nhiệt độ nóng chảy xác định do cấu trúc thay đổi tùy loại polime khác nhau.
- Polyme không tan trong dung môi thông thường vì hầu hết polime không phân cực còn các dung môi thông thường phân cực (H2O...)
- Polyme có thể kéo thành sợi dai bền do cấu trúc chuỗi dài. Cách điện,cách nhiệt do không có e tự do như trong TT kim loại
- Dung dịch polyme có độ nhớt cao do các phtử polime có kích thước lớn không thể di chuyển linh hoạt tự do như các phtử nhỏ .